Câu hỏi:
13/07/2024 1,798Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đây là bài thơ được viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn (câu sáu chữ xen với các câu thơ bảy chữ) nên có điểm khác với các bài thơ thất ngôn bát cú quen thuộc của thơ Đường luật về câu chữ, nhịp điệu câu thơ, bài thơ.
Thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn là sự sáng tạo của Nguyễn Trãi và các nhà thơ Việt Nam thời trung đại nhằm dân tộc hoá một thể thơ vay mượn của nước ngoài, bằng cách lồng các câu sáu chữ vào các vị trí khác nhau trong bài thơ thất ngôn bát cú. Các câu lục thường được đặt ở câu đầu và câu cuối. Khi nằm ở các vị trí then chốt, các câu lục sẽ đóng vai trò là các câu “đột sáng” của cả bài thơ, nhấn mạnh giá trị nhận thức, giá trị nhân văn của tác phẩm, tạo nên nhịp điệu mang âm hưởng dân tộc (rất nhiều câu tục ngữ Việt Nam có sáu tiếng (chữ); câu lục cũng là thành phần cấu tạo nên câu thơ lục bát).
Sự sáng tạo này có ý nghĩa rất lớn khi Nguyễn Trãi là người mở đường cho sự phát triển tiếp theo của văn học dân tộc. Ông rất có ý thức trong việc dân tộc hoá các thể loại văn học vay mượn từ nước ngoài, từ đó xây dựng một thể thơ mới riêng biệt cho văn học dân tộc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
Câu 2:
Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) thuộc thể loại nào sau đây?
A. Thơ chữ Hán thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thơ chữ Hán tứ tuyệt Đường luật
C. Thơ chữ Nôm thất ngôn bát cú Đường luật
D. Thơ chữ Nôm tứ tuyệt Đường luật
Câu 3:
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Guơng báu khuyên răn (bài 43).
Câu 4:
Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) viết về chủ đề gì? Từ chủ đề bài thơ, em có suy nghĩ gì về việc tác phẩm được đặt trong mục Gương báu khuyên răn của Quốc âm thi tập?
Câu 5:
Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Câu 6:
Bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được sáng tác vào thời gian nào?
A. Trong thời gian Nguyễn Trãi làm quan cho nhà Hồ
B. Trước khi Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn
C. Cùng thời gian khi ông viết Đại cáo bình Ngô
D. Sau khi đánh đuổi quân Minh xâm lược, thời kì xây dựng đất nước
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!