Câu hỏi:
07/02/2020 476Trong một cơ thể sinh vật đơn tính, xét 2 nhóm tế bào sinh dục ở vùng sinh sản: nhóm hai ít hơn nhóm một 4 tế bào. Sau một số lần nguyên phân không bằng nhau, cả 2 nhóm bước vào giảm phân, hình thành giao tử. Môi trường đã cung cấp cho nhóm một 840 NST đơn cho cả 2 đợt phân bào nói trên , môi trường cung cấp cho nhóm hai số NST đơn cho cả 2 đợt phân bào ít hơn nhóm một 96 NST. Hiệu suất thụ tinh của các giao tử được tạo thành từ nhóm một đạt 75%, của nhóm hai là 87,5%. Tổng số NST có nguồn gốc từ bố trong các hợp tử thu được từ nhóm một là 672 NST và bằng với số NST đơn có nguồn gốc từ mẹ trong các hợp tử thu được từ nhóm hai. Cho các phát biểu sau:
I. Số tế bào ở nhóm 1 là 2 tế bào
II. Số tế bào ở nhóm 2 là 6 tế bào.
III. Số lần nguyên phân của hóm tế bào 1 là 3 lần.
IV. Số lần nguyên phân của nhóm tế bào 2 là 4 lần
Số phát biểu đúng là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án: D
Gọi a là số tế bào nhóm 2 thì a + 4 là số tế bào nhóm 1. Gọi m là số lần nguyên phân của nhóm tế bào 1, k là số lần nguyên phân của tế bào 2; 2n là bộ NST lưỡng bội của loài. Điều kiện: (a, m, k, n) ∈ N*.
Số NST môi trường cung cấp cho các tế bào nhóm 1 nguyên phân là: 2n.(2m - 1).(a + 4).
Số tế bào nhóm 1 tham gia vào giảm phân là: (a + 4).2m.
Số NST môi trường cung cấp cho các tế bào nhóm 1 giảm phân là: (a + 4).2m.2n
Theo bài ra ta có: 2n.(2m - 1).(a + 4) + (a + 4).2m.2n = 840 ⇔ (a + 4).(2m+1 - 1).2n = 840 ⇔ (a + 4).(2m+1 - 1).n = 420. (3)
Tương tự với nhóm tế bào 2: a.n.(2k+1 - 1) = (840 - 96) : 2 = 372. (1)
Số NST có nguồn gốc từ bố trong mỗi hợp tử là n.
Có 2 trường hợp xảy ra.
Nếu đây là cá thể cái thì 1 tế bào sinh giao tử tạo ra được 1 giao tử.
Ta có: a.n.2k.87,5% = 672 ⇒ a.n.2k+1 = 1536. (2)
Từ (1) và (2) ta có an = 1164.
Tương tự ta lại có: (a + 4).n.2m.75% = 672 ⇒ (a + 4).n.2m+1 = 1792. (4)
Từ (3) và (4) ta có: (a + 4).n = 1372 hay an + 4n = 1372 thì n = 52 khi đó a = 1164 : 52 ⇒ Lẻ nên loại trường hợp này.
Với trường hợp đây là con đực, làm hoàn toàn giống trường hợp trên, chỉ khác là nhân 4 thêm ở chỗ phương trính NST có nguồn gốc từ bố trong hợp tử vì con đực 1 tế bào sinh dục chín giảm phân cho 4 giao tử.
Ta có: 4.a.n.2k.87,5% = 672 ⇒ a.n.2k+1 = 384. (5)
Từ (1) và (5) suy ra: an = 12.
Tương tự (a + 4).n = 28 hay an + 4n = 28 ⇒ 4n = 16 ⇒ n = 4, a = 3, 2n = 8, a + 4 = 7.
Số tế bào nhóm 1 là 7 tế bào, nhóm 2 là 3 tế bào, 2n = 8. Nội dung 1 đúng, nội dung I, II sai.
Thay số vào ta có: a.n.2k+1 = 384 với a = 3 và n = 4 thì k = 4. Nhóm tế bào 2 nguyên phân 4 lần. Nội dung IV đúng.
(a + 4).(2m+1 - 1).n = 420 thay số vào ta tính được m = 3. Nhóm tế bào 1 nguyên phân 3 lần. Nội dung III đúng.
Vậy có 2 nội dung đúng.
Chú ý:
- Lúc đi thi các bạn ưu tiên làm trường hợp giới tính đực trước vì dạng bài này thường sẽ vào giới tính đực.
- Có nội dung kết luận bộ NST 2n của loài thì hãy thử đáp án thay 2n người ta cho vào, thường trúng.
- Nếu không có 2n thì thường là 2n = 8 là ruồi giấm, thử 2n = 8 vào cho nhanh.
- Dạng bài này 2n và số lần nguyên phân sẽ nhỏ thôi chứ không quá lớn, thử đáp án cũng okie.
Lời giải viết khá dài và chi tiết cho các bạn dễ hiểu, đi thi chỉ tư duy trong đầu chứ không ghi dài dòng thế này nhé
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có thể được tìm thấy ở
Câu 2:
Gen A có chiều dài 510nm bị đột biến điểm trở thành alen A. Nếu alen a có 3721 liên kết hiđro thì có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a có chiều dài 510,34 nm thì chứng tỏ đột biến thêm 1 cặp nuclêôtit.
II. Nếu alen A có tổng số 3720 liên kết hiđro thì chứng tỏ đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
III. Nếu alen a có 779 số nuclêôtit loại T thì chứng tỏ alen a dài 510 nm.
IV. Nếu alen a có 721 số nuclêôtit loại X thì chứng tỏ đây là đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 3:
Cho biết bộ ba 5'GXU3' quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5'AXU3' quy định tổng hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.
Câu 4:
Gen A quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có 36 axit amin. Gen A bị đột biến điểm trở thành alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể ít hơn alen A 1 nuclêôtit.
II. Alen a có thể nhiên hơn alen A 3 liên kết hiđro.
III. Chuỗi polipeptit do alen a quy định có thể chỉ có 10 axit amin.
IV. Nếu chuỗi polipeptit do alen a quy định tổng hợp có 50 axit amin thì chứng tỏ đây là đột biến thêm cặp nuclêôtit.
Câu 5:
Gen A dài 306 nm, có 20% nuclêôtit loại Adenin. Gen A bị đột biến thành alen a . Alen a bị đột biến thành alen a1. Alen a1 bị đột biến thành alen a2. Cho biết đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit. Số liên kết hidro của gen A ít hơn so với alen a là 1, nhiều hơn so với số liên kết hidro của alen a1 là 2 và nhiều hơn so với alen a2 là 1. Tính tổng số nuclêôtit của cơ thể mang kiểu gen Aaa1a2?
Câu 6:
Một loài thực vật, xét 4 cặp gen trội lặn hoàn toàn là Aa, Bb, Dd, Ee nằm trên 4 cặp NST khác nhau, mỗi gen quy định một tính trạng và alen lặn là alen đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có tối đa 216 kiểu gen ở các đột biến lệch bội thể một.
II. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 48 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.
III. Giả sử trong loài có các đột biến thể ba ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 4 tính trạng trội.
IV. Giả sử trong loài có các đột biến thể một ở các cặp NST khác nhau thì sẽ có tối đa 112 kiểu gen quy định kiểu hình có 3 tính trạng trội.
Câu 7:
Trong hình thành loài nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa, lúa mì Triticum monococcum (hệ gen AA, 2n = 14) lai với lúa mì hoang dại Aegilops speltoides (hệ gen BB, 2n = 14) được con lai (hệ gen AB, 2n = 14), bị bất thụ; gấp đôi bộ NST của lúa lai tạo lúa mì Triticum dicoccum (hệ gen AABB, 4n = 28), cho dạng lúa mì này lai với lúa mì hoang dại Aegilops squarrosa (hệ gen DD, 2n = 14) được con lai có hệ gen ABD với 3n = 21, bất thụ; gấp đôi số lượng NST của con lai tạo dạng lúa mì Triticum aestivum (lúa mì hiện nay) có hệ gen AABBDD với 6n = 42. Lúa mì hiện nay được gọi là
30 câu trắc nghiệm Sinh 12 Cánh diều Bài 12: Thành tựu chọn, tạo giống bằng lai hữu tính có đáp án
Bài tập Liên kết gen và hoán vị gen có lời giải (thông hiểu - P1)
Trắc nghiệm Sinh Học 12 Bài 1 (có đáp án): Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
55 câu trắc nghiệm Sinh 12 Cánh diều Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel có đáp án
130 câu trắc nghiệm Sinh 12 CTST Bài 8: Các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính có đáp án
56 câu trắc nghiệm Sinh 12 CTST Bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel có đáp án
Chuyên đề Sinh 12 Chủ đề 1: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp có đáp án
124 câu trắc nghiệm Sinh 12 Cánh diều Bài 8: Di truyền liên kết giới tính, liên kết gene và hoán vị gene có đáp án
về câu hỏi!