Câu hỏi:

13/07/2024 1,691

Hai bạn An, Bình mỗi người gieo một con xúc xắc. Trong các biến cố sau, biến cố nào là biến cố ngẫu nhiên, biến cố chắc chắn hay biến cố không thể?

a) Biến cố A: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là số nguyên dương”,

b) Biến cố B: “Số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 1”.

c) Biến cố C: “Tổng số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc lớn hơn 12”.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Vì số chấm trên con xúc xắc luôn là các số nguyên dương nên biến cố A luôn xảy ra. Vậy A là biến cố chắc chắn.

b) Biến cố B xảy ra khi số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 1. Biến cố B không xảy ra khi số chấm xuất hiện trên cả hai con xúc xắc là 2 và 3 (có thể chọn các số nguyên dương khác 1, nhỏ hơn 7 khác). Vậy B là biến cố ngẫu nhiên.

c) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn nhất là 12, khi số chấm trên mặt xuất hiện trên cả hai con xúc xắc đều là 6. Do đó, biến cố C không xảy ra.

Vậy C là biến cố không thể.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Trong túi có 5 viên bi trắng và 5 viên bi đen, không có viên bi màu đỏ. Do đó, biến cố C là biến cố C là biến cố chắc chắn và biến cố D là biến cố không thể.

Minh lấy ngẫu nhiên một viên bi từ túi nên có thể lấy được bi đỏ và cũng có thể lấy được bi đen. Vậy hai biến cố A và B là biến cố ngẫu nhiên.

Lời giải

Nếu số được chọn là 3 (là số nguyên tố lẻ) thì biến có A xảy ra, biến cố D không xảy ra; nếu số được chọn là 6 (là hợp số, số chẵn) thì biến cố A không xảy ra, biến cố D xảy ra. Do đó, hai biến cố A và D là các biến cố ngẫu nhiên.

Tập hợp số {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10} gồm các số đều bé hơn 11 và không có số nào là số chính phương. Do đó, biến cố B là biến cố chắc chắn, biến cố C là biến cố không thể.

Tập hợp số {2; 3; 5; 6; 7; 8; 10} gồm các số đều lớn hơn 1, do đó biến cố E là biến cố chắc chắn.