Câu hỏi:
13/07/2024 10,727Hãy đóng vai là hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu với du khách và bạn bè về một di tích lịch sử gắn liền với một nhân vật trong các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc mà em yêu thích.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
* Giới thiệu khu di tích Đền Bà Triệu (Thanh Hóa)
- Đền Bà Triệu tọa lạc ở làng Phú Điền xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa. Đền cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 18 km về phía nam. Ngôi đền này thờ vị nữ anh hùng Triệu Thị Trinh, người con của huyện Quan Yên, quận Cửu Chân nay thuộc huyện Yên Định. Bà là người có công đánh đuổi giặc Ngô vào thế kỷ thứ III. Nhân dân biết ơn bà cho nên đã lập đền thờ bà hàng năm tổ chức hội để không bao giờ quên ơn người đã có công với tổ quốc.
- Ngôi đền nằm dựa vào sườn núi, sát lề phía Đông đường Quốc lộ 1A bên trái đường theo hướng từ Hà Nội vào. Bên cạnh đền thờ Bà Triệu, cũng có đình thờ bà gọi là đình thờ Thành hoàng làng nằm ở phía Bắc đền cách gần 1 km. Nơi đó dân cư tập trung đông đúc, người người tấp nập.
- Ngôi đền này có diện tích khoảng 4 héc-ta, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống vùng Bắc Bộ, bao gồm: cổng ngoại, hồ nước hình chữ nhật, bình phong, cổng nội, tả hữu mạc, tiền đường, trung đường và hậu cung.
- Ngày nay, đền Bà Triệu là điểm du lịch hấp dẫn nhất của nhiều khách du lịch. Không chỉ là dịp đầu năm mới hay dịp lễ hội, đền Bà Triệu vẫn là địa điểm đến tâm linh của du khách thập phương. Lễ hội đền bà được tổ chức vào 3 ngày tháng 2 âm lịch (từ ngày 21 tháng 02 đến 24 tháng 02 âm lịch). Ngày lễ này có nhiều hoạt động mang ý nghĩa dân gian, đúng phong cách truyền thống. Các hoạt động có thể kể đến như: tế lễ, rước kiệu, tế nữ quan, lễ Mộc dục, tế Phụng Nghinh... Bên cạnh đó, còn có các tiết mục văn nghệ dân gian như: trò "Ngô - Triệu giao quân", hát chầu văn, thi đấu vật, leo dây, thổi cơm thi, đánh cờ tướng,.. Tất cả đều hòa chung trong không khí tưng bừng của mùa lễ hội. Dân làng thập phương đến đón rước thánh cùng hòa theo điệu nhạc náo nức.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào Hình 15.1. Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, hãy điền thông tin vào bảng chú giải và trình bày diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
Diễn biến chính:
Năm 40:
Năm 42:
Năm 43:
Câu 2:
d) Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng bùng nổ nhằm chống lại ách đô hộ của nhà
A. Lương.
B. Tuỳ.
C. Đường.
D. Hán.
Câu 3:
b) Cuộc khởi nghĩa nào chống lại ách đô hộ của nhà Ngô?
A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
B. Khởi nghĩa Bà Triệu.
C. Khởi nghĩa Lý Bí.
D. Khởi nghĩa Phùng Hưng.
Câu 4:
Quan sát hình 15.4, hãy:
a) Điền các địa danh cho sẵn vào chỗ chấm (...) trong lược đồ sau: Long Biên; Vùng động Khuất Lão; Vùng đầm Dạ Trạch.
b) Nêu khái quát về cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- Nguyên nhân bùng nổ:
- Diễn biến:
- Kết quả:
- Ý nghĩa:
Câu 5:
Hãy nối ô ở cột B với ô ở cột A hoặc cột C sao cho đúng với nội dung của cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng.
26 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Ai Cấp cổ đại có đáp án
12 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
22 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Hy Lạp cổ đại có đáp án
35 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Kết nối tri thức Bài 11 có đáp án
32 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Lịch sử 6 Chân trời sáng tạo Bài 6 có đáp án
về câu hỏi!