Câu hỏi:
12/07/2024 677b) Lập dàn ý: Em sẽ nêu các ý lớn nào trong mỗi phần của bài viết.
- Mở bài:
- Thân bài:
- Kết bài:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
b) Lập dàn ý:
- Mở bài:
+ Lí do kể lại: Trong rất nhiều tác phẩm đã đọc và từng được học, thì em thấy Thánh Gióng là câu chuyện có ấn tượng sâu sắc.
+ Giới thiệu về tác phẩm: Thánh Gióng một tác phẩm truyền thuyết đặc sắc.
- Thân bài: Kể lại những sự kiến chính bằng lời văn của em.
+ Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng:
○ Hai ông bà đã già, chưa có con.
○ Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
○ Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
○ Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
+ Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi:
○ Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
○ Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
○ Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai mặc áo giáo sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt.
+ Gióng ra trận đánh giặc:
○ Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
○ Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
○ Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
○ Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
+ Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại, người cùng với ngựa bay lên trời.
+ Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.
+ Gióng để lại nhiều dấu tích.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về truyện hoặc nhân vật chính trong Thánh Gióng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm ý và lập dàn ý cho bài văn kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng.
a) Tìm ý: Em sẽ nêu các câu hỏi tìm ý như thế nào?
Ví dụ: Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại truyện gì?
Câu 3:
Tham khảo nội dung kể lại sự kiện 1 trong bảng (SGK Ngữ văn 6, tập một, trang 29 – 30) và viết lời kể cho các sự kiện tiếp theo:
- Sự kiện 2: Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thổi.
- Sự kiện 3: Gióng ra trận đánh giặc.
- Sự kiện 4: Giặc tan, Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời.
- Sự kiện 5: Vua ghi nhớ công ơn Thánh Gióng.
- Sự kiện 6: Gióng còn để lại nhiều vết tích.
Câu 4:
Đọc mục Định hướng (SGK Ngữ văn 6, tập một, trang 28) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:
Trong Định hướng đã nêu lên ba ý lớn. Đó là những ý nào?
Câu 5:
Để viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết, cổ tích, em phải chuẩn bị những gì?
về câu hỏi!