Câu hỏi:

17/10/2022 765

Viết đoạn văn (khoảng 7-10 câu) trình bày cảm nghĩ của em về một nhân vật trong ba văn bản Sọ dừa, Em bé thông minh, Non-bu và Heng-bu (có sử dụng trạng ngữ để liên kết câu).

…………………………………………………………………………………………

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

          Sau khi học truyện Em bé thông minh, em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Những lúc nhà vua ra câu đố, tưởng chừng không ai trả lời được, nhưng em lại xử trí một cách nhanh gọn và khôn khéo vô cùng. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục. Bằng câu hát hóm hỉnh, em bé đã giải được câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều nghiêng mình ngưỡng mộ. Em mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn để sau này có thể cống hiến cho nhân dân và nước nhà.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đặt câu có sử dụng các loại trạng ngữ theo yêu cầu dưới đây:

- Trạng ngữ chỉ thời gian:

……………………………………………………………………………………………

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn:

……………………………………………………………………………………………

- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

……………………………………………………………………………………………

- Trạng ngữ chỉ mục đích:

……………………………………………………………………………………………

Xem đáp án » 17/10/2022 1,810

Câu 2:

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm và chức năng của trạng ngữ:

- Trạng ngữ là…………..của câu, giúp xác định……………………của sự việc nêu trong câu.

- Trạng ngữ có chức năng:

(1):………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

(2):………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Xem đáp án » 17/10/2022 783

Câu 3:

So sánh các trường hợp dưới đây và rút ra tác dụng của trạng ngữ:

a1: Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại.

a2: Vua lấy làm mừng lắm. Nhưng vua cho thử lại.

………………………………………………………………………………………………………………

b1: Sau mấy hôm, hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Đến hoàng cung, con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình lẻn vào sân rồng khóc um lên.

b2: Hai cha con khăn gói tìm đường vào kinh. Con bảo cha đứng đợi ở ngoài, còn mình lẻn vào sân rồng khóc um lên.

………………………………………………………………………………………………………………

c1: Mùa đông năm đó, hai vợ chồng người anh cứ đi ra đi vào trông chờ chim nhạn. Một ngày nọ, có đôi chim từ đâu bay đến làm tổ dưới hiên nhà.

c2: Hai vợ chồng người anh cứ đi ra đi vào trông chờ chim nhạn. Chợt có đôi chim từ đâu bay đến làm tổ dưới hiên nhà.

………………………………………………………………………………………………………………

Xem đáp án » 17/10/2022 720

Câu 4:

Xác định loại trạng ngữ được sử dụng trong các trường hợp sau:

Ví dụ: Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. (trạng ngữ chi thời gian: ngày cưới; trạng ngữ chỉ nơi chốn: trong nhà Sọ Dừa).

a. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà có bao nhiêu là sính lễ (Sọ Dừa).

…………………………………………………………………………………………………………

Xem đáp án » 17/10/2022 516

Câu 5:

Liền đó, vua phong cho em bé làm trạng nguyên. Vua lại sai xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em bé ở, để tiện hỏi han (Em bé thông minh).

………………………………………………………………………………………………………

Xem đáp án » 17/10/2022 411

Câu 6:

Từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, hai cô chị càng sinh lòng ghen ghét (Sọ Dừa).

…………………………………………………………………………………………

Xem đáp án » 17/10/2022 374

Bình luận


Bình luận