Câu hỏi:
13/07/2024 8,308b) Lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý sau:
- Mở đoạn:
- Thân đoạn:
- Kết đoạn:
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
b) Lập dàn ý
- Mở đoạn: Giới thiệu về các chi tiết miêu tả ngoại hình của chú bé “Lượm”.
- Thân đoạn: Lượm là cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh
+ Lượm có dáng người bé nhỏ “loắt choắt”, chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng Lượm thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó.
+ Lượm hiện lên trước mắt em thật ngộ nghĩnh và đáng yêu:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng”
+ Một loạt từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.
+ Sự hồn nhiên, ngây thơ của Lượm còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:
“Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà
Cháu cười híp mí
Má đỏ bồ quân
Thôi chào đồng chí
Cháu đi xa dần”
+ Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, “má đỏ”…, một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.
- Kết đoạn: Nêu cảm nghĩ của em về chi tiết đó
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sau đây:
Họp báo “chim họa mi”
Chiều nay “Toà soạn” họp
Ở nhà bạn Thuý Giang
Chủ nhà đã sẵn sàng
Ngả ra con lợn béo
Đầu tiên “nhà thơ” Lộ
Tóc đỏ như râu tôm
Chưa bước vào đến cửa
Đã đọc thơ ồm ồm
Rồi đến “hoạ sĩ” Lập
Tai gài chiếc bút lông
Tay cầm quả bóng nhựa
Vừa đi vừa tung tung
Cuối cùng, “nhà báo” Tĩnh
Đánh một chiếc quần đùi
Anh chàng vừa đi hôi
Tay còn tanh mùi cá
Mấy “nhà” ngồi xuống đất
Bàn ra báo ngày mai
“Nhà thơ” thì nói ngắn
“Nhà báo” thì nói dài
Chưa bàn xong công việc
Chủ nhà đã bưng lên
Toàn là chả với nem:
Những khoanh khoai lang luộc!
1969
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hoá dân tộc, 1999)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Bài thơ kể về việc gì?
- Yếu tố biểu cảm trong bài thơ được tác giả sử dụng nhằm mục đích gì?
- Trong bài thơ, em thích khổ thơ nào nhất? Khổ thơ đó kể về ai?
- Trong khổ thơ em thích nhất, yếu tố miêu tả có được ra không? Nếu có, yếu tố đó có tác dụng gì?
- Trong khổ thơ em thích nhất, tác giả đã thể hiện tình cảm, suy nghĩ gì?
- Khổ thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc gì?
Câu 2:
b) Lập dàn ý cho đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ theo gợi ý sau:
- Mở đoạn:
- Thân đoạn:
- Kết đoạn:
Câu 3:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ mà em thích nhất trong bài thơ trên. Trong đó, có sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ.
Câu 4:
c) Dựa vào dàn ý đã lập, em hãy viết thành đoạn văn hoàn chỉnh nêu cảm nghĩ của mình về bài thơ.
Câu 5:
Đọc đề bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ sau đây:
Chuyện cổ tích về loài người
Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác
Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu!
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ
Màu xanh bắt đầu cỏ
Màu xanh bắt đầu cây
Cây cao bằng gang tay
Lá cỏ bằng sợi tóc
Cái hoa bằng cái cúc
Màu đỏ làm ra hoa
Chim bấy giờ sinh ra
Cho trẻ nghe tiếng hót
Tiếng hót trong bằng nước
Tiếng hót cao bằng mây
Những làn gió thơ ngây
Truyền âm thanh đi khắp
Muốn trẻ con được tắm
Sông bắt đầu làm sông
Sông cần đến mênh mông
Biển có từ thuở đó
Biển thì cho ý nghĩ
Biển sinh cá sinh tôm
Biển sinh những cánh buồm
Cho trẻ con đi khắp
Đám mây cho bóng rợp
Trời nắng mây theo che
Khi trẻ con tập đi
Đường có từ ngày đó
Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng...
Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền
Thằng Lý Thông ở ác...
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ
Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất...
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo...
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất
(Xuân Quỳnh, Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1982)
a) Tìm ý bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
- Bài thơ kể về điều gì?
- Trong bài thơ, những yếu tố miêu tả xuất hiện khi nào và được dùng để làm gì?
- Em thích đoạn thơ nào nhất? Đoạn thơ đó kể về sự ra đời / xuất hiện của ai / cái gì?
- Trong đoạn thơ em thích, tác giả có đưa vào yếu tố miêu tả không? Nếu có, yếu tố miêu tả đó có tác dụng gì?
- Trong đoạn thơ em thích nhất, tác giả đã thể hiện tình cảm, suy nghĩ gì?
- Đoạn thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc gì?
Câu 6:
Tìm và nêu cách sửa các lỗi sai trong đoạn văn sau:
“Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người lính trong thời kì chống thực dân Pháp. Trong bài thơ, em ấn tượng nhất với đoạn thơ: “Chú bé loắt choắt … Nhảy trên đường vàng”. Ở đoạn thơ này, tác giả đã tập trung tả tính cách của chú bé Lượm qua trang phục, hình dáng, cử chỉ, hành động và lời nói. Có thể nói, nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của đoạn thơ là việc sử dụng các từ ghép “loắt choắt”, “xinh xinh”, “thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”. Những từ ghép này cho thấy sự ngộ nghĩnh, đáng yêu của chú bé. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp nhân hóa: “Như cn chim chích / Nhảy trên đường vàng”. Biện pháp tu từ này đã diễn tả được sự nhanh nhẹn, hoạt bát của người liên lạc nhỏ. Qua đó, tác giả thể hiện sự yêu mến, thích thú của mình trước vẻ hồn nhiên, yêu đời của Lượm và giúp cho hình ảnh ấy in đậm mãi trong lòng người đọc bao thế hệ đã qua”.
Những chỗ sai |
Cách sửa |
- Ví dụ: “Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người lính trong thời kì chống thực dân Pháp. (Sai về đề tài của bài thơ)
- …………………………………….
- ……………………………………. |
- “Lượm” là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu viết về đề tài người thiếu niên dũng cảm trong thời kì chống thực dân Pháp. (Thay đề tài “người lính” thành “người thiếu niên dũng cảm) - …………………………………….
- ……………………………………. |
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 13)
Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm Bức tranh của em gái tôi có đáp án
7 câu Trắc nghiệm Bài học đường đời đầu tiên Kết nối tri thức có đáp án
Đề thi học kì 2 Ngữ văn 6 Cánh diều có đáp án (Đề 2)
Trắc nghiệm Nhân hóa có đáp án
về câu hỏi!