Câu hỏi:

18/10/2022 246

c) Sử dụng dàn ý ở câu b) để viết thành một bài văn hoàn chỉnh.

Đề bài: Chọn một cảnh sinh hoạt quen thuộc và viết bài văn miêu tả lại cảnh tượng đó (cần tập trung nhấn mạnh một điểm nào đó mà em muốn làm nổi bật).

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

c) Viết bài:

Hằng ngày, những câu “ăn đi con”, “ăn tài nào”… đều vang lên khắp hành lang khu chung cư. Đó là tiếng dỗ dành của cô Minh khi cho em Xu ăn cháo.

Cô thường cho em ăn vào buổi tối, khi mà mọi người chuẩn bị ăn cơm. Hôm nào cũng vậy, cô thường cho em ra ngoài hành lang khu chung cư để chơi cùng đám trẻ con. Em Xu có vẻ thích thú lắm, tay chân và cái miệng cứ reo vui háo hức. Em vừa ăn vừa chơi đùa cùng các anh chị. Nhìn thấy mọi người chạy nhảy vui đùa, đôi chân ngắn tũn của em Xu cũng lon ton chạy theo. Làm cho cô Minh vừa cầm bát cháo vừa thổi vừa đi theo em Xu. Em lười ăn lắm, cô xúc cháo, Xu cứ ngậm trong miệng, mải chơi, không nuốt. Như vậy khiến cô Minh bực lắm, cô mắng khi em không nghe lời, thấy thế em Xu khóc òa lên khiến mẹ lại phải dỗ dành. Cái miệng nhỏ xíu, cứ kêu gào vang lên khắp hành lang, làm cho những đứa trẻ con đang chơi cũng phải giật mình đứng lại. Nhưng bé Ngân nhanh nhẹn lắm, thấy em khóc đã chạy đến vỗ về em luôn. Đôi tay nhỏ bé của bé Ngân nhẹ nhàng an ủi đứa em bé nhỏ của mình. Thấy em đã nín, bé Ngân cho em Xu xem đồ chơi, làm trò ổn Ba Bị bắt trẻ con hư, thấy thế em Xu lại cười rất khoái chi và ăn hết ngay bát cháo. Ngày nào cũng vậy, bữa ăn của Xu thường kéo dài cả tiếng đồng hồ, lặp lại hằng ngày.

Khi quan sát cảnh tượng đó, em nhận ra được sự kiên nhẫn của cô Minh với em Xu và tình cảm của bé Ngân dành cho em mình. Và qua đó, em càng trân trọng tình cảm gia đình mình hơn.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

c) Đoạn văn trên miêu tả sự việc theo trình tự nào? Trình tự đó mang đến thuận lợi gì đối với người đọc?

Xem đáp án » 13/07/2024 1,516

Câu 2:

Em hãy hoàn thiện đoạn văn (viết về cảnh tượng các bạn nhỏ chơi thả diều trong một buổi chiều đẹp trời) bằng cách bổ sung những chi tiết miêu tả cảnh vật, hoạt động hoặc trạng thái của đối tượng được nói đến trong từng câu:

[1] Mặt trời ……………………., những cơn gió ……………………………………

[2] Trên khoảng đất rộng của ……………………………, những đứa trẻ ………….

[3] Đôi bàn tay chúng khéo léo ………………………………………………………

[4] Những đôi mắt mở to …………………………………………………………….

[5] Những cánh diều …………………………………………………………………

[6] Tiếng sáo …………………………………………………………………………

[7] Và cả những tiếng cười ………………………………………………………….

Xem đáp án » 13/07/2024 1,186

Câu 3:

Chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết của em theo các bước hướng dẫn sau:

a) Đọc lại bài viết để kiểm tra xem có những lỗi dễ nhận thấy không (về chính tả, dùng từ, ngữ pháp). Chỉ ra những lỗi đó (nếu có).

b) Em thấy thú vị hoặc không thú vị ở điểm nào / đoạn nào của bài viết? Hãy chỉ rõ và nêu lí do.

c) Bố cục của bài viết đã rõ ràng chưa? Phần thân bài có được chia thành các đoạn văn không? Hãy chỉ rõ.

d) Bài viết đã miêu tả rõ một điểm nào đó mà em muốn làm nổi bật hay chưa? Hãy chỉ rõ điểm đó và cách thức để làm nó nổi bật (Ví dụ: dùng nhiều câu để miêu tả từng chi tiết, hay dùng phép tu từ,…).

e) Lời văn như vậy đã phù hợp với kiểu bài miêu tả chưa? Đưa ra một số dẫn chứng để khẳng định cho câu trả lời của em.

g) Trao đổi bài viết với bạn, cùng nhau đọc để nhận phản hồi từ bạn. Ghi lại những phản hồi đó vào phần để trống dưới đây:

h) Trao đổi với thầy, cô về những điều em còn băn khoăn liên quan đến bài viết để nhận sự hỗ trợ nhằm cải thiện kĩ năng viết kiểu bài văn miêu tả. Ghi lại những trao đổi của thầy, cô vào phần để trống dưới đây:

k) Hãy tổng hợp lại những lưu ý, những kinh nghiệm mà em thấy cần thiết cho chính bản thân mình sau khi thực hành nhiệm vụ viết bài văn miêu tả cảnh sinh hoạt.

Xem đáp án » 13/07/2024 808

Câu 4:

b) Lập dàn ý bằng cách lựa chọn các ý đã tìm được và sắp xếp vào ba phần của bài viết cho hợp lí.

- Mở bài: Giới thiệu chung về đêm / ngày hội mà em đã chứng kiến (Tên của đêm / ngày hội? Diễn ra ở đâu, khi nào?...)

- Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của đêm / ngày hội; có thể miêu tả theo trật tự sau:

+ Quang cảnh.

+ Người tham gia.

+ Diễn biến.

- Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em.

Xem đáp án » 13/07/2024 565

Câu 5:

b) Sử dụng những từ khóa ở trên để phát triển thành dàn ý cho đề văn theo gợi ý sau:

- Mở bài: Nêu cảnh tượng miêu tả.

- Thân bài: Miêu tả cảnh tượng theo một trình tự nhất định (Ví dụ: Tả khái quát thời gian, địa điểm, quang cảnh chung; tả chi tiết vào các hoạt động của cảnh sinh hoạt – nhấn mạnh điểm đặc biệt / ấn tượng muốn làm nổi bật; miêu tả suy nghĩ, tâm trạng của bản thân khi chứng kiến cảnh tượng;…)

- Kết bài: Nêu lên nhận xét chung về cảnh tượng đó; bộc lộ tình cảm, cảm xúc, mong muốn gắn với cảnh tượng.

Xem đáp án » 18/10/2022 380

Câu 6:

Sử dụng đề văn ở bài tập 3 và thực hiện các yêu cầu:

a) Trước hết, em hãy dành thời gian để nhớ lại cảnh tượng sẽ miêu tả. Sau đó, ghi lại bằng từ khóa những hồi tưởng của em vào sơ đồ sau:

Cảnh tượng miêu tả:

- Thời gian

- Địa điểm

- Quang cảnh chung

- Hoạt động 1

- Hoạt động 2

- Suy nghĩ

Xem đáp án » 18/10/2022 284

Câu 7:

b) Nêu 3 – 4 hoạt động được tác giả tập trung miêu tả trong đoạn trích và lựa chọn các cụm từ, các chi tiết miêu tả hoạt động, tâm trạng nhân vật khi tham gia hoặc chứng kiến hoạt động đó.

Xem đáp án » 11/07/2024 269

Bình luận


Bình luận