Câu hỏi:
08/02/2020 190Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, ở F3, cây thân cao chiếm tỉ lệ 16,25%.
Cho các phát biểu sau:
I. Ở thế hệ xuất phát (P), trong số những cây thân cao, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 10%.
II. Ở thế hệ F1, số cây thân cao có kiểu gen đồng hợp có tỉ lệ bằng số cây thân cao có kiểu gen dị hợp.
III. Ở thế hệ F2 cây thân thấp chiếm tỉ lệ 82,5%.
IV. Ở thế hệ F3 số cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 97,5%.
Số phát biểu đúng là
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án B
Ở thế hệ thứ 3 cây thân thấp chiếm: 1 – 16,25% = 83,75%
Gọi x là tần số kiểu gen Aa ở thế hệ ban đẩu
=> Sau 3 thế hệ tự thụ tỉ lệ kiểu hình thân thấp tăng lên: (x – x/23) : 2 = 83,75% - 75% = 8,75%
=> x = 0,2.
Tỉ lệ cây thân cao thuần chủng ở thế hệ P là: 25% - 20% = 5%.
Tỉ lệ cây thuần chủng trong số cây thân cao là: 5% : 25% = 20% => Nội dung 1 sai.
Ở thế hệ F1, cây thân cao có kiểu gen đồng hợp là: 5% + (20% - 20%/2) : 2 = 10%.
Ở thế hệ F1, cây thân cao có kiểu gen dị hợp là: 20% : 2 = 10%.
Nội dung 2 đúng.
Ở thế hệ F2, cây thân thấp chiếm tỉ lệ: 75% + (20% - 20%/22) : 2 = 82,5 % => Nội dung 3 đúng.
Ở thế hệ F3 số cây có kiểu gen đồng hợp là: 1 – 20%/23 = 97,5%. => Nội dung 4 đúng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 3:
Tần số alen của một gen nào đó được tính bằng tỉ lệ giữa số lượng giao tử mang alen
về câu hỏi!