Câu hỏi:
13/07/2024 740Tách một tế bào gốc phôi từ một phôi của chuột A và đem nuôi cấy in vitro trong môi trường dinh dưỡng thích hợp nhằm tăng số lượng tế bào. Sau đó, cấy các tế bào này vào cơ thể chuột B. Theo dõi quá trình biệt hóa của các tế bào gốc phôi này thì nhận thấy chúng không đi vào bất kì con đường biệt hóa nào. Hãy dự đoán những nguyên nhân có thể dẫn đến việc các tế bào gốc phôi của chuột A không thể biệt hóa.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Một số nguyên nhân có thể dẫn đến việc các tế bào gốc phôi của chuột A không thể biệt hóa:
- Điều kiện môi trường trong cơ thể của chuột B không phù hợp cho tế bào chuột A biệt hóa (bệnh lí, thiếu phân tử tín hiệu,…).
- Xảy ra hiện tượng đào thải do các tế bào miễn dịch của cơ thể chuột B nhận biết các tế bào của chuột A là các kháng nguyên lạ.
- Gene của các tế bào gốc phôi ở chuột A bị sai hỏng nên không xảy ra sự biểu hiện gene.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Các phát biểu dưới đây đúng hay sai khi nói về nuôi cấy mô tế bào thực vật in vitro? Giải thích.
(1) Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
(2) Quy trình của phương pháp này: tế bào của cây được nuôi cấy để tạo thành mô sẹo → biệt hóa thành các mô khác nhau → tái sinh ra cây trưởng thành.
(3) Mô sẹo là nhóm tế bào đã biệt hóa có khả năng sinh trưởng mạnh.
(4) Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp.
(5) Ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là có thể nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gene.
Câu 2:
Trong giai đoạn nuôi cấy mô tế bào, ta có thể áp dụng chung một kĩ thuật nuôi cấy cho các mẫu nuôi khác nhau hay không? Giải thích.
Câu 3:
c. Dựa vào hai phương pháp trên, một số nhà khoa học đã tạo ra 4 cây cà rốt (B, C, D, E) từ cây mẹ (cây A). Biết rằng, không xảy ra đột biến. Theo em, những kết luận sau đây là đúng hay sai? Giải thích.
- Các cây B và C đều có kiểu gene giống nhau.
- Các cây B và C đều có kiểu gene đồng hợp tử về tất cả các cặp gene.
- Các cây A, D, E đều có kiểu gene giống nhau.
- Các cây A, B, C, D, E đều phản ứng giống nhau khi điều kiện môi trường thay đổi.
Câu 4:
Ngày nay, để nhân giống các loài thực vật một cách nhanh chóng, các nhà khoa học thường sử dụng hai phương pháp được mô tả ở Hình 1.
a. Mô tả quy trình của hai phương pháp trên.
Câu 5:
Tại sao việc nhân giống các loại cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng có thể đem lại rủi ro tiềm ẩn rất cao?
Câu 6:
Nếu có một con chó thuộc giống quý hiếm thì có thể dùng phương pháp nào để tạo ra được những con chó có cùng kiểu gene với nó? Hãy nêu cơ sở khoa học của phương pháp đó.
Câu 7:
Việc nhân bản vô tính các loài động vật có vú đã đem đến những lợi ích và tác hại gì? Từ đó, hãy cho biết quan điểm của em về nhân bản vô tính động vật.
về câu hỏi!