Câu hỏi:

14/02/2020 1,326 Lưu

(THPT Lê Văn Hưu – Thanh Hóa – lần 1 2019): Một đoạn ADN có chiều dài 81600Å thực hiện nhân đôi đồng thời ở 6 đơn vị khác nhau. Biết chiều dài mỗi đoạn okazaki =1000 nu. Số đoạn ARN mồi hình thành là:

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Đáp án C

CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit L=N2×3,4(Å); 1nm = 10 Å, 1μm = 104 Å

Xét với một chạc chữ Y

Mạch được tổng hợp liên tục có 1 đoạn mồi để khởi đầu , 0 đoạn okazaki

Mạch được tổng hợp  gián đoạn có:  số đoạn mồi = số đoạn okazaki

Trong một đơn vị tái bản thì có hai chạc chữ Y nên  số đoạn mồi xuất hiện trong một chạc chữ Y là

Số đoạn mồi = Số đoạn okazaki + 2

Cách giải:

Số nucleotit của đoạn ADN là: N=2L3,4=48000

→ Mỗi đơn vị tái bản có 8000 nucleotit

→ mạch tổng hợp gián đoạn có 4000 nucleotit

Số đoạn okazaki là: 4000:1000 = 4

 → số đoạn mồi là 6

Vậy có tất cả 6×6=36 đoạn mồi

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Đáp án D

Tỷ lệ giao tử mang đột biến ở cặp số 1 là 0,5; 0,5 bình thường

Tỷ lệ giao tử mang đột biến ở cặp số 3 là 0,5; 0,5 bình thường

I đúng, tỷ lệ giao tử đột biến = 1- 0,5×0,5 = 0,75

II sai, các gen đó vẫn có khả năng nhân đôi

III sai, mức độ biểu hiện bị thay đổi (có thể tăng hoặc giảm).

IV đúng, vì các đột biến này là đột biến cấu trúc không ảnh hưởng tới số lượng NST.

Lời giải

Đáp án A

Số nucleotit của 2 gen là: N=2L3,4=2400

Gen bình thường: 2A+2G=2400A=2GA=T=800G=X=400

Gen đột biến có chiều dài bằng gen bình thường nhưng có nhiều hơn gen ban đầu 1 liên kết hiđrô → đột biến thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

Gen đột biến có G=401

Khi gen đột biến nhân đôi bình thường 5 lền liên tiếp. Số nuclêôtit loại G mà môi trưòng cung cấp cho quá trình nhân đôi đó là: Gmt­ =G×(25 – 1) = 12431

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP