Câu hỏi:
12/07/2024 3,053Em hãy viết thông điệp (khoảng 150 từ) thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương và chia sẻ với các bạn cùng lớp.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
(*) Tham khảo: Truyền thống yêu nước
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Đó là lời khẳng định đầy tự hào của chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói về lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Lòng yêu nước được hiểu là tình cảm yêu thương, gắn bó sâu nặng và tinh thần, trách nhiệm bảo vệ, dựng xây đất nước của con người. Cao hơn cả đấng sinh thành, đất nước như một mái nhà chung của tất cả những người dân đang chảy trong mình dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, lòng yêu nước tồn tại trong tất cả con người Việt Nam như một lẽ dĩ nhiên, thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc, biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đi trước đã anh dũng dựng xây và bảo vệ đất nước.
Biểu hiện của lòng yêu nước là những hành động cụ thể, được minh chứng qua từng giai đoạn lịch sử. Trang sử vàng của dân tộc ta đã ghi danh biết bao vị anh hùng, chiến sĩ, thậm chí là nông dân dũng cảm, can trường xả thân vì đất nước. Hình ảnh chị Võ Thị Sáu gan dạ trước nòng súng quân giặc, anh Bế Văn Đàn, anh Phan Đình Giót,… và hàng ngàn con người Việt Nam đã khiến cả thế giới phải nể phục vì lòng yêu nước, dũng cảm, cứng rắn “như gang như thép”. Có thể thấy, lòng yêu nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thành công của đất nước ta trong công cuộc bảo vệ, dựng xây và phát triển đất nước.
Thời đại hiện nay, chúng ta được sống trong hoà bình và ấm no thì yêu nước chính là việc tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước cường thịnh, sánh vai cùng bạn bè năm châu bốn bể. Để phát huy được lòng yêu nước, chúng ta cần học tập và rèn luyện tốt để cống hiến trí tuệ và sức lực, có lối sống lành mạnh, sẵn sàng dâng hiến sức lực khi Tổ quốc cần. Lòng yêu nước là cần thiết cho mọi thời đại chứ không phải một thời điểm hay khoảnh khắc. Phát huy truyền thống yêu nước là phát huy văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy chọn một thông điệp dưới đây, viết bài và thuyết trình trước lớp về giá trị của tự hào truyền thống quê hương.
- Người muốn phụng sự đất nước mình phải không chỉ có năng lực để suy nghĩ mà còn có ý chí để hành động. (Plato)
- Nền văn hoá của một quốc gia nằm trong trái tim và tâm hồn của nhân dân. (Mahatma Gandhi)
Câu 2:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
ANH HÙNG ĐINH NÚP
Anh hùng Đinh Núp, sinh năm 1914 ở làng Stơr, đã chỉ huy đội tự vệ đầu tiên của làng với trên 40 người, rồi phát động và lãnh đạo dân làng chống Pháp từ trước Cách mạng tháng 8/1945.
Từ năm 1950 đến năm 1951, Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân lên đốt làng, phá rẫy nhưng đều bị đánh bại. Bằng vũ khí thô sơ như: chông tre, bẫy đá, cung tên,... anh hùng Đinh Núp đã cùng dân làng dựa vào núi rừng hiểm trở để giăng bẫy, tiêu diệt quân địch. Ông là người đồng bào Ba Na đầu tiên được kết nạp Đảng và tập kết ra Bắc năm 1954, Đinh Núp được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân năm 1955.
Câu hỏi:
- Cho biết nhận xét của em về những hành động của anh hùng Đinh Núp.
Câu 3:
Em hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Câu 4:
Dựa vào các gợi ý, em hãy điền từ phù hợp vào chỗ trống để hoàn thành nội dung sau:
Gợi ý: lưu truyền, tìm hiểu, giá trị vật chất, phê phán, giới thiệu, yêu nước
- Truyền thống quê hương là những ……., tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được ………….. từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Một số truyền thống quê hương tiêu biểu như: văn hoá, ……………, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động,...
- Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần: …………….. về giá trị của truyền thống; bảo vệ và phát huy giá trị tốt đẹp từ truyền thống; tích cực quảng bá, ……….. với bạn bè trong và ngoài nước,... Đồng thời, cần ...................việc làm, hành động thiếu ý thức trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.
Câu 5:
Tình huống 2: Giờ ra chơi, trong lúc tranh luận về âm nhạc, P nói với T rằng: “Chúng ta không cần phải học âm nhạc truyền thống như: cải lương, ca trù,... mà nên học âm nhạc hiện đại như: rap, Kpop,... thì sẽ hợp thời và tạo ra dấu ấn khi biểu diễn”
Nếu là T, em sẽ làm gì?
Câu 6:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Trong lúc họp nhóm để chuẩn bị cho bài thuyết trình môn Sử sắp tới, K nói với Q rằng: “Chúng ta không cần nhớ tiểu sử của các anh hùng dân tộc vì sẽ rất dễ căng thẳng, chỉ cần tra google là được”.
Nếu là Q, em sẽ làm gì?
về câu hỏi!