Câu hỏi:
12/07/2024 4,530Em hãy đọc thông điệp sau, viết bài và thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hoá.
Để mất di sản, dù chỉ là một phần cũng chính là đánh mất bản sắc dân tộc.
(Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
(*) Bài viết tham khảo về vấn đề: bảo tồn di sản văn hóa
Mỗi một dân tộc trên thế giới đều có một quá trình lịch sử của riêng mình. Đó là quá trình xây dựng và hình thành các truyền thống văn hoá tốt đẹp, tạo dựng sức mạnh xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong lịch sử phát triển, các di sản văn hoá là những giá trị quý báu mà mỗi con người phải ra sức giữ gìn và bảo vệ. Dân tộc Việt Nam ta cũng có rất nhiều di sản văn hoá mà chúng ta trân trọng.
Vậy di sản văn hoá là gì? Đó là những tài sản vật chất và tài sản tinh thần chứa đựng nét đẹp mà cha ông nhiều thế hệ đã dày công xây dựng và vun đắp lên. Đó có thể là một làn điệu dân ca hình thành từ lâu đời, hay là một công trình kiến trúc mang dấu ấn của quá khứ... Những di sản văn hoá có mặt ở khắp nơi, muốn giữ gìn và bảo vệ thì cần sự quan tâm của tất cả mọi người.
Chúng ta cần phải ra sức gìn giữ và bảo vệ các di sản văn hoá của đất nước, của dân tộc, bởi đây là biểu hiện rõ nhất của lòng yêu nước. Ai yêu quê hương mình mà chẳng yêu những nét đẹp truyền thống, yêu câu hát dân ca, lễ hội của làng quê hay một ngôi chùa, một đình làng xưa cũ, nơi mang trong mình những hơi thở của đời sống bao thế hệ cha ông. Từ đó, ta cũng thấy rằng bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá còn là bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc. Mà nền tảng tinh thần là linh hồn của dân tộc, là bản sắc văn hoá. Nếu mất đi bản sắc đó tức là mất đi gốc rễ truyền thống, biết lấy gì để vun đắp cho tâm hồn, làm chỗ dựa trước những trào lưu phức tạp trong một thời đại toàn cầu hoá, đòi hỏi con người phải biết giữ bản sắc dân tộc không phai nhòa. Ngoài ra, di sản văn hóa của dân tộc đều có giá trị vô cùng to lớn. Làm tổn thất về di sản văn hóa chính là làm nghèo đất nước, đúng về cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bởi di sản văn hóa giúp cho đất nước có thêm nguồn thu từ du lịch, di sản văn hóa cũng tạo nên sự hấp dẫn cho mọi vùng đất. Di sản văn hóa còn là sự kết nối các thế hệ con người Việt Nam. Sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, và tương lai là điều quan trọng để đất nước luôn phát triển bền vững.
Trong thời gian vừa quan, việc giữ gìn các di sản văn hóa rất được nhà nước ta quan tâm, nó thể hiện ở các chính sách bảo tồn và phát triển. Chúng ta có thể thấy các công trình kiến trúc xưa cổ được bảo vệ và tu sửa như chùa Một Cột, cụm di tích thành Nội Huế hay khu vườn của ba anh em Tây Sơn ở Bình Định... Những dấu tích vẻ vang của quá khứ còn in dấu trên từng viên gạch, từng cái cây cổ thụ. Mỗi một người Việt Nam đều ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc. Bảo vệ nét đẹp văn hóa chính là bảo vệ một phần tâm hồn của mình. Nhưng có một số ít các bạn trẻ còn chưa hiểu rõ giá trị của di sản văn hóa. Hành động vẽ lên di tích hay làm tổn thương các di sản văn hóa vẫn còn đâu đó. Chúng ta cần lên án và chỉ rõ ra những sai trái đó, để di sản văn hóa dân tộc mãi tồn tại theo thời gian.
Tuổi trẻ hôm nay cần nhận thức sâu sắc về việc giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa. Mà trước tiên, chúng ta cần học tập để hiểu được các giá trị văn hóa dân tộc. cách thức bảo tồn những giá trị đó. Ngoài ra, cần tuyên truyền sâu rộng, kiên trì thực hiện những việc làm cụ thể, hữu ích để di sản văn hóa mãi vẹn nguyên giá trị.
Di sản văn hóa được hình thành không phải một sớm một chiều, mà trải qua một quãng thời gian lâu dài, khiến cho giá trị trở nên vô cùng to lớn, chứa đựng biết bao vẻ đẹp của tâm hồn dân tộc. Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa dân tộc chính là bảo vệ bản sắc, tâm hồn dân tộc mà ngàn đời trước, cha ông ta đã dựng xây và bồi đắp thành
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 120 chữ) chia sẻ niềm tự hào về di sản văn hoá Việt Nam và nêu các việc làm của bản thân góp phần bảo tồn di sản văn hoá.
Câu 2:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI VIỆC BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ
Trích Điều 14 Luật Di sản văn hoá năm 2001 quy định về tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ đối với việc bảo tồn di sản văn hoá như sau:
1. Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
2. Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
3. Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
4. Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
5. Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
Câu hỏi:
- Em hãy liệt kê các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn di sản văn hoá trong thông tin trên.
Câu 3:
Em hãy thiết kế và trang trí thông điệp nhằm tuyên truyền về việc bảo tồn di sản văn hoá bằng các hình thức: vẽ, cắt, dán tranh/ ảnh,... và trình bày trước lớp.
Câu 4:
Em hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp.
Câu 5:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Trong một lần về miền Tây Nam Bộ, H và T đi tham quan Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ tại tỉnh Bạc Liêu. H rất tự hào vì nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể” đại diện của nhân loại. T lại cho rằng: “Trong xã hội hiện đại, nếu chỉ nghe các loại nhạc này sẽ làm nền âm nhạc nước nhà bị lạc hậu”.
Em có đồng tình với quan điểm của T không? Vì sao?
Câu 6:
Em hãy khoanh tròn đáp án về những việc làm thể hiện việc bảo tồn di sản văn hoá.
a. Bảo vệ, tôn trọng và giới thiệu di sản văn hoá.
b. Thông báo cho cơ quan nhà nước khi phát hiện cổ vật.
c. Ngăn chặn những hành vi phá hoại di sản văn hoá.
d. Chiếm giữ bảo vật quốc gia do mình tìm được để sở hữu cá nhân.
e. Xử lí kịp thời những hành vi sử dụng trái phép di sản văn hoá.
về câu hỏi!