Câu hỏi:

12/11/2022 193

Tạo từ ghép từ các tiếng gốc dưới đây và nhận xét về sự khác biệt giữa nghĩa của các từ ghép vừa tạo ra so với nghĩa của các tiếng gốc (từ đơn):

a. chơi ; b. vườn; c. sách ; d. núi.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Chơi

→ Hoạt động giải trí/ nghỉ ngơi

Chơi chữ

→ Dùng các hiện tượng: đồng âm, đa nghĩa,… trong ngôn ngữ nhằm gây một tác dụng nào đó trong lời nói.

Vườn

→ Khu đất ở sát cạnh nhà, dùng để trồng rau, cây ăn quả,…

Vườn tược

→ Vườn riêng của gia đình

Sách

→ Tập hợp số lượng những tờ giấy in đóng gộp thành quyển.

Sách giáo khoa

→ Sách soạn theo chương trình giảng dạy và học tập ở trường học.

Núi

→ Địa hình lồi, sườn dốc, nổi cao lên trên mặt đất, thường cao trên 200m.

Núi lửa

→ Núi hình chóp nón, có miệng ở đỉnh phun ra những chất nóng chảy từ lòng đất.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong các đoạn văn sau:

a. Một đêm nằm trằn trọc mãi không sao ngủ được, Thái tử định sang thư phòng xem sách, khi đi ngang qua vườn thượng uyển, bỗng thấy một cô gái trẻ, đẹp đang dạo chơi ở đó. Nghe tiếng động, cô gái vội vàng chạy về phía hoàng cung rồi biến mất. Nhưng vào một đêm khác, cô gái xuất hiện. (Truyền thuyết về Ngọc Bà Thiên Y A Na)

b. Lang Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Bèn làm theo lời thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng, cho nên gọi là bánh chưng. Rồi giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ngoài và nhân ở trong ruột là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. (Bánh chưng, bánh giầy)

Xem đáp án » 12/11/2022 1,870

Câu 2:

Theo em, “bánh vuông” hoặc “bánh tròn” trong đoạn b có phải là từ phức hay không?

Vì sao em cho là như vậy?

Xem đáp án » 12/11/2022 397

Câu 3:

Trong câu văn “Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem đủ thứ của ngon vật lạ bày trên mâm cỗ mình làm để dự thi”, cụm từ “của ngon vật lạ” có phải thành ngữ không?

Tìm một cụm từ có nghĩa tương tự để thay thế cho cụm từ “của ngon vật lạ” mà không làm cho nghĩa của câu thay đổi.

Xem đáp án » 12/11/2022 326

Câu 4:

Trình bày khái niệm từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép.

Xem đáp án » 12/11/2022 282

Câu 5:

Tạo từ láy từ các tiếng gốc dưới đây và nhận xét về sự khác biệt giữa nghĩa của các từ láy vừa tạo ra so với nghĩa của các tiếng gốc (từ đơn): a. trẻ ; b. đẹp; c. động ; d. ngủ.

Xem đáp án » 12/11/2022 278

Câu 6:

Truyện Bánh chưng, bánh giầy gợi nhắc cho em nhớ đến thành ngữ nào về hình dáng của “Trời” và “Đất” theo quan niệm dân gian.

Xem đáp án » 12/11/2022 209

Câu 7:

Trong thực tế giao tiếp, việc sử dụng từ đơn và từ phức, từ ghép và từ láy có những khác biệt về mức độ thông dụng.

Em hãy đánh dấu x vào các nhận định đúng, sai về mức độ thông dụng của chúng ở các ô tương ứng trong bảng dưới đây:

Xem đáp án » 12/11/2022 199

Bình luận


Bình luận