Câu hỏi:

12/07/2024 1,295

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) thuật lại vắn tắt diễn biến của một lễ hội hoặc sự kiện văn hóa mà em từng tham gia hoặc được xem qua truyền hình.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Hằng năm, vào dịp Tết Nguyên Đán, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Khung cảnh của ngày lễ hội thật sự rực rỡ màu sắc, không khí rộn ràng. Buổi sáng ngày thi đấu, hai bên bờ sông suốt đường đua kéo dài 1000 mét sẽ được treo cờ, kết hoa đầy màu sắc. Mỗi đội thi đều có một đội cổ vũ mang băng rôn, kèn trống thổi vang tạo không khí vui tươi, náo nhiệt vô cùng. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên làng khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau để phân biệt, cũng là tạo thêm màu sắc cho cuộc đua náo nhiệt hơn. Đến giờ xuất phát, kèn trống nổi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Năm nào đội làng em cũng về đích trước tiên. Ai nấy đều vui mừng phấn khởi, ngay cả khi đội của mình không dành chiến thắng. Em mong rằng lễ hội đua thuyền ở quê em sẽ giữ gìn được bản sắc, năm nào cũng sẽ diễn ra để tăng thêm tình đoàn kết giữa mọi người vào tạo nét đẹp văn hóa độc đáo cho quê hương.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 10 câu) bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của em về một truyền thuyết đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

Xem đáp án » 13/07/2024 6,730

Câu 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương – một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hằng năm và trở thành một sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.

    […] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vi hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tạ được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ.   Trong thời gian lễ hội,  ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại, …ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại, …Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.

(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội,

tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ An, ngày 29/3/2012)

Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?

Xem đáp án » 13/07/2024 3,294

Câu 3:

Từ những gì được gợi lên trong đoạn trích, em suy nghĩ như thế nào về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên?

Xem đáp án » 13/07/2024 2,358

Câu 4:

Kể về một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh mà em biết.

Xem đáp án » 12/07/2024 1,730

Câu 5:

Hãy chỉ ra những chi tiết có thể giúp ta hình dung được hoàn cảnh sống của các nhân vật. Hoàn cảnh đó có tính chất gì nổi bật?

Xem đáp án » 12/07/2024 1,674

Câu 6:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghi lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hóa dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết. Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại, mặc dù tính chất hư cấu thường có nhiều chất kì ảo của nó. Và người nghe cũng luôn tin vào những điều giải thích như thế, kể cả những điều giải thích đượm chất hoang đường.

(Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian,

NXB Giáo dục, 2002, tr. 60)

Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?

Xem đáp án » 12/07/2024 1,260

Bình luận


Bình luận