Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Hà Nội trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của thời gian, lịch sử vẫn mang trong mình những nét đẹp cổ kính với bề dày lịch sử, văn hóa sâu xa. Và một trong những nét đẹp khiến người ta nhớ đến Hà Nội nhiều nhất chính là Hồ Gươm hay còn gọi là Hồ Hoàn Kiếm gắn liền với câu chuyện về người anh hùng dân tộc Lê Lợi trả gươm rùa thần. Chuyện kể rằng vào thế kỉ XV, dưới ách đô hộ của giặc Minh, cuộc sống của nhân dân ta rơi vào cảnh lầm than, bế tắc. Người dân căm hận quân thù đến tận xương tủy. Trước tình cảnh đất nước lầm than, nghĩa quân Lam Sơn đã phất cờ khởi nghĩa. Thế nhưng những buổi đầu do lực lượng còn yếu, thế giặc mạnh nên bị thua trận nhiều. Hay tin này, Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để dẹp giặc.
Có người dân chài tên là Lê Thận. Một đêm nọ, đi đánh cá ở bờ sông vắng, sau hai lần quăng chài Thận chỉ kéo được một thanh sắt. Đến lần thứ 3, vẫn là thanh sắt đó Thận mới soi đèn xem kĩ, thì phát hiện ra đó là một lưỡi gươm bèn đem về nhà.
Về sau, Thận gia nhập nghĩa quân Lam Sơn. Chàng hăng hái, gan dạ không hề sợ nguy hiểm. Một lần Lê Lợi đến thăm nhà Thận. Trong căn nhà tranh đơn sơ lại có thứ ánh sáng lạ tỏa ra từ góc nhà. Lê Lợi đến xem thì thấy đó là ánh sáng của lưỡi gươm trên đó có hai chữ Thuận Thiên. Nhưng lúc ấy tất cả mọi người vẫn không hề biết đó là gươm báu.
Một lần bị giặc đuổi, Lê Lợi cùng tướng sĩ phải rút chạy mỗi người một ngả. Khi băng qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy trên ngọn cây đa có ánh sáng lạ. Ông trèo lên cây mới biết đó là một chuôi gươm nạm ngọc. Lúc này, Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm có khắc chữ Thuận Thiên ở nhà Thận, ông dắt chuôi gươm bên mình. Trở về, Lê Lợi lệnh cho Lê Thận mang lưỡi gươm đến, hỏi rõ nguồn gốc mới biết đây chính là ý trời giúp dân làm việc lớn.
Có được gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng lớn, bách chiến bách thắng quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi. Đuổi được giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua. Trong một lần ngự uyển quanh hồ Tả Vọng, Long Vương đã sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Từ đó về sau hồ Tả Vọng có tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi ấy là biểu tượng cho một vũ khí chính nghĩa, cho tinh thần dân tộc kiên cường và nhắc người dân luôn nhớ về chiến thắng vẻ vang của dân tộc, thực hiện tốt đạo lý uống nước nhớ nguồn, giữ gìn bờ cõi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Đền Cuông gắn với một huyền thoại trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Đền thờ Thục An Dương Vương – một vị vua có công lớn trong buổi đầu dựng nước. Lễ hội đền Cuông được tổ chức vào dịp rằm tháng Hai âm lịch hằng năm, thu hút đông đảo người dân về dự. Sau nhiều năm bị lãng quên, năm 1993, lễ hội đền Cuông được phục hồi. Từ đó đến nay, lễ hội được duy trì hằng năm và trở thành một sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người dân Nghệ An và du khách thập phương.
[…] Gần 20 năm qua, lễ hội đền Cuông được tổ chức hằng năm với các lễ nghi trang trọng mà linh thiêng: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ rước, lễ đại tế và lễ tạ. Lễ khai quang diễn ra đầu tiên, được tổ chức vào ngày 12 tháng Hai âm lịch để xin phép các vị thần cho nhân dân dọn dẹp đền, chuẩn bị cho lễ hội. Sau lễ khai quang là lễ cáo trung thiên được tổ chức vào sáng ngày 14 tháng Hai để báo cáo với các vị thần rằng công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân. Lễ yết diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng Hai, còn có lễ rước vua và công chúa vi hành. Sáng 15 tháng Hai tiến hành lễ rước vua, công chúa và tướng Cao Lỗ từ đình Xuân Ái về đền Cuông. Sau đó là lễ đại tế. Lễ đại tế là lễ chính, bao gồm 8 bước. Trình tự và nội dung của buổi lễ tương tự như lễ yết, nhưng có thêm hai lần dâng hương, rượu. Lễ tạ được tổ chức vào sáng ngày 16 tháng Hai để tạ ơn các vị thần đã về dự lễ. Trong thời gian lễ hội, ban ngày có các trò chơi truyền thống, thi đấu thể thao như đánh đu, chọi gà, kéo co, cờ người, biểu diễn võ cổ truyền, thi đấu bóng chuyền, hội trại, …ban đêm có hát ca trù, tuồng, chèo, đốt lửa trại, …Không khí lễ hội thật là hấp dẫn, tưng bừng, náo nhiệt.
(Theo Anh Tuấn, Đền Cuông: truyền thuyết và lễ hội,
tạp chí điện tử Văn hóa Nghệ An, ngày 29/3/2012)
Văn bản có đoạn được trích ở trên thuộc loại văn bản gì?
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Truyền thuyết dân gian thường được kể để minh giải cho truyền thống, tập tục, nghi lễ. Ngược lại, chính những yếu tố đó của văn hóa dân gian lại là một bằng chứng về tính xác thực của truyền thuyết. Điều đáng chú ý là người kể truyền thuyết bao giờ cũng muốn làm cho người nghe tin vào tính chất xác thực của câu chuyện được họ kể lại, mặc dù tính chất hư cấu thường có nhiều chất kì ảo của nó. Và người nghe cũng luôn tin vào những điều giải thích như thế, kể cả những điều giải thích đượm chất hoang đường.
(Đỗ Bình Trị, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian,
NXB Giáo dục, 2002, tr. 60)
Nội dung đoạn trích nói về vấn đề gì?
về câu hỏi!