Câu hỏi:

11/07/2024 1,293

Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi: Tại sao cần tôn trọng đạo lí "uống nước nhớ nguồn" ? (10 mẫu)

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn lý Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Mẫu 1

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp được gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở con người về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống. Câu tục ngữ được hiểu theo hai nét nghĩa. Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Về nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Bất kì thành quả nào chúng ta được hưởng ngày hôm nay đều được tạo ra từ công sức của rất nhiều người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải biết trân trọng, ghi nhớ công lao của họ. Dân tộc Việt Nam vốn trọng ơn nghĩa. Để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Nhưng hiện nay, không ít người, đặc biệt là những bạn trẻ có lối sống vô ơn. Điều đó thật sự đáng lên án, tránh xa. Đối với học sinh cần – chủ nhân của đất nước hôm nay cần phải ghi nhớ câu tục ngữ trên. Chúng ta cần biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô… – những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng hay dạy dỗ trong cuộc đời. Có thể khẳng định câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Tấm lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn sẽ giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn.

Mẫu 2

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn, điển hình là câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. "Nguồn" còn có thể hiểu là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. Thật vậy, trong cuộc sống, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hi sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả, vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội. Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh. Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Họ sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, chỉ việc hưởng thụ. Lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích. Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống. Mặc dù trải qua bao thăng trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian.

Mẫu 3

Kho tàng văn học dân gian của ông cha ta để lại vô cùng phong phú và đa dạng. Một trong số những câu tục ngữ gây ấn tượng nhất mà người Việt Nam ta ai ai cũng biết đó là “uống nước nhớ nguồn”. Nguồn nghĩa đen là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người. Câu tục ngữ khuyên nhủ con người sống trong thời buổi hiện nay được hưởng nền độc lập, thành tựu thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển. Không có đất nước nào tự nhiên giàu đẹp, có sẵn những giá trị cốt lõi, tất cả là công sức lao động, sáng tạo của bao thế hệ đi trước, chúng ta phải biết ơn, trân trọng những thành tựu đó bằng những tình cảm tốt đẹp nhất và cố gắng học tập, lao động để xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn. Tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn. Một đất nước mà con người hiểu, biết ơn những giá trị mà bản thân mình được hưởng sẽ là một đất nước phát triển bền vững trên cơ sở của lòng biết ơn, tinh thần đoàn kết. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người sống vô ơn, người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc. Lại có những người coi những gì đất nước mình đang có là những điều có sẵn không cần phải cố gắng gây dựng, bảo vệ,… đây là những suy nghĩ lệch lạc mà chúng ta cần bài trừ. Mỗi người hãy là một công dân có ích cho xã hội và lan tỏa truyền thống uống nước nhớ nguồn ra bốn bể năm châu để cuộc sống này thêm tươi đẹp hơn.

Mẫu 4

Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu. Cùng với quan niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên. Câu tục ngữ như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hoá truyền thống của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình. Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.

Mẫu 5

“Uống nước nhớ nguồn” – câu tục ngữ tuy ngắn gọn, súc tích nhưng lại ẩn chứa một nét đẹp văn hóa quý báu của dân tộc. Thông qua các hình ảnh ẩn dụ: “nước, nguồn”, cha ông ta dặn dò con cháu phải trân trọng, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng thành quả để thế hệ trẻ hôm nay được hưởng thụ. Đây là một đạo lí hoàn toàn đúng đắn đối với mỗi con người bởi không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như cây kim, viên thuốc hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập ta đang tận hưởng, tất cả đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hi sinh máu xương, tính mạng của thế hệ đi trước. Hiểu được điều này, xuyên suốt mạch nguồn bốn nghìn năm lịch sử, nhân dân ta đã sống trọn với đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Bằng chứng là hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn, những trang sử vàng son thời trung đại chưa bao giờ bị lãng quên, những gia đình chính sách, người có công với cách mạng luôn luôn nhận được sự quan tâm từ cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó một số cá nhân có lối sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ mà quên mất nguồn cội. Những người như vậy đáng bị lên án và phê phán. Như vậy tư tưởng “uống nước nhớ nguồn” mãi mãi là đạo lí mãi cuộn chảy trong trái tim các thế hệ người Việt hôm nay và mai sau. Bởi đó là kết kinh của đạo lí thủy chung, của tinh thần cộng đồng và cũng là nguồn gốc của sức mạnh dân tộc.

Mẫu 6

 

Lối sống uống nước nhớ nguồn là một lối sống đẹp mà chúng ta cần gìn giữ, phát huy. Đó là câu nói khuyên nhủ con người cần biết đến cội nguồn, cần trân trọng và biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Đó là thái độ sống đúng đắn, tốt đẹp. Có thể nói, nó được biểu hiện qua từng hành động, việc làm nhỏ như sự ghi ơn công lao của cha mẹ, thầy cô, những anh hùng đã hi sinh, đã dâng hiến tuổi xuân để làm nên mùa xuân lớn của dân tộc mình. Lối sống uống nước nhớ nguồn đơn giản chỉ là một lời cảm ơn chân thành, một sự ghi tạc công lao sâu sắc mà ai ai trong chúng ta cũng có thể khắc ghi. Chính truyền thống đạo lí tốt đẹp này đã giúp cá nhân thêm hoàn thiện mình, thêm nhận thức và phát triển bản thân một cách toàn diện hơn. Thông qua sự gắn kết giữa người với người ấy mà xã hội của chúng ta là xã hội của lòng biết ơn và trắc ẩn. Tình yêu thương trở thành sợi dây gắn kết con người và con người trong xã hội. Tuy vậy thực tế cuộc sống không phải ai cũng giữ được truyền thống đạo lí tốt đẹp này mà họ thường vô ơn, sống thiếu nghĩa tình phản bội lại quá khứ đẹp tươi. Con người sẽ không bao giờ có thể hoàn thiện mình nếu cứ sống đầy vô tâm như thế! Uống nước nhớ nguồn, bạn và tôi ,chúng ta hãy cùng phát huy và nỗ lực nhé!

Mẫu 7

Lối sống " uống nước nhớ nguồn" chính là đạo lí của dân tộc ta từ lâu đời. Mượn hình ảnh ẩn dụ, câu tục ngữ đã gợi lên cho người đọc về lối sống biết ơn, thủy chung, có trước có sau. Lòng biết ơn là ghi nhớ công lao của người có công với mình, giúp đỡ mình, làm ra thành quả cho mình hưởng thụ. Cần phải có lòng biết ơn vì không có cái gì tự nhiên mà có: biết ơn cha mẹ, thầy cô, người có công với nước, người làm ra sản phẩm cho ta hưởng thụ. Phải biết biểu hiện lòng biết ơn ra bên ngoài bởi lẽ đôi khi người giúp đỡ ta không mong nhận lại sự đền đáp nhưng có lẽ sâu trong tâm hồn họ vẫn muốn chúng ta ý thức được điều đó. Trước hết sự biết ơn được thể hiện qua lời nói. Một lời cảm ơn chân thành rất nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để lại ấn tượng sâu sắc. Không những thế, biết ơn còn thể hiện qua các hành động, qua tư tưởng, tình cảm, qua các hành vi đền đáp. Sự đền đáp dẫu đến bằng vật chất hay tinh thần đều chứng tỏ rằng người được giúp luôn ghi nhớ công lao của người đã giúp đỡ mình. Trong cuộc sống ngày nay, sự biết ơn cha mẹ có thể biểu hiện các hành động chăm sóc, hỏi han sức khỏe. Sự biết ơn với dân tộc có thể được thể hiện thông qua các hành động đền ơn đáp nghĩa vào các ngày 27/7, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồng thời là luôn có ý thức giữ gìn và bảo vệ độc lập dân tộc. Lối sống biết ơn nên được thể hiện qua cả hành động và lời nói.

Mẫu 8

Người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác nhau, trong đó phải kể đến truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. “Nguồn” được hiểu là thượng nguồn, nơi bắt đầu của dòng sông, nghĩa bóng ở đây là cội nguồn, là tổ tiên, thế hệ đi trước của con người. Câu nói mang ý nghĩa khuyên nhủ con người được hưởng nền độc lập, những thành tựu bây giờ thì phải luôn nhớ về và biết ơn thế hệ đi trước đồng thời có những hành động đền ơn đáp nghĩa, xây dựng xã hội phát triển hơn để thế hệ mai sau có điều kiện phát triển. Việc “nhớ nguồn” được biểu hiện ở sự biết ơn, trân trọng những thành tựu của thế hệ trước để lại cho mình bằng những tình cảm tốt đẹp nhất. Bên cạnh đó là tinh thần cố gắng học tập, lao động để có cuộc sống tốt đẹp và xây dựng đất nước phát triển văn minh hơn; gây dựng một tương lai tươi sáng cho thế hệ mai sau. Việc nhớ đến công lao của người đi trước mang đến cho cuộc sống con người nhiều ý nghĩa quan trọng: khơi gợi lòng biết ơn trong mỗi con người và lan tỏa tình cảm đó ra cộng đồng; tạo nên những thông điệp tích cực và truyền thống biết ơn. Nó giúp cho con người trong đất nước thêm đoàn kết, gắn bó với nhau hơn; đồng thời góp phần xây dựng cho con người những đức tính quý báu. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người sống lạnh lùng, thờ ơ và vô ơn đối với những gì bản thân đang được hưởng, họ coi đó là những điều có sẵn, lại có những người chạy theo lối sống phương Tây mà bỏ quên đi những truyền thống văn hóa dân tộc,… những người này đáng bị phê phán và chỉ trích. Là một con dân Việt Nam, mỗi chúng ta cần có trách nhiệm giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc đồng thời khắc ghi phẩm chất “Uống nước nhớ nguồn”.

Mẫu 9

Đất nước chúng ta có một kho tàng văn học, trong đó tục ngữ là những bài học trí tuệ sâu sắc được đúc kết từ những kinh nghiệm sống của ông cha ta. Lời khuyên nhủ ấy được thể hiện trong câu tục ngữ đơn giản nhưng giàu ý nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn.” Câu tục ngữ này là một lời nói ẩn dụ mà tổ tiên đã để lại nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đến những công lao mà người khác đã bỏ sức ra để cho mình có cuộc sống ấm no hôm nay. Trong xã hội, lòng biết ơn được biểu hiện bằng những việc cao đẹp như tục thờ cúng ông bà tổ tiên thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của con cháu đối với các bậc sinh thành đã có công dưỡng dục chúng ta nên người. Ngoài ra trong cuộc sống còn có những người sống cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nhận lấy mà không biết ơn, họ tự tách mình ra khỏi các quy luật của đời sống, tách biệt với cộng đồng. Thậm chí là chà đạp lên các thành quả lao động do người khác để lại. Những người như thế thật đáng phê phán và chê trách. Là học sinh, em sẽ cố gắng phấn đấu học tập để không phụ lòng ba mẹ và thầy cô đã dạy dỗ. Là thế hệ sau của đất nước, em sẽ cố gắng giữ gìn đức tính này để nó phát triển ngày càng lớn hơn nữa.

Mẫu 10

''Uống nước nhớ nguồn'' là câu tục ngữ đã được cha ông ta nói để cho thế hệ con cháu như chúng ta bây giờ có thể trở thành một người con một người công dân tốt, một phần là do đức tính nhớ ơn đó. ''Uống nước nhớ nguồn'' theo tôi nghĩ thì nó có nghĩa là chúng ta là thế hệ con cháu thì cháu phải biết ơn những thành phẩm mọi thứ ở hiện tại như: chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp là một người tốt cho xã hội là nhờ công ơn của cha mẹ chúng ta đã dưỡng dục chúng ta nên người; có một thế giới hòa bình như bây giờ là nhờ sự hi sinh của các chiến sĩ đã anh dũng sông pha lên chiến trường để diệt các thành phần ác độc đã tàn phá sự sống, làm cho cuộc sống trở nên khắc nghiệt: và nhiều việc khác mà các cha ông đi trước đã để lại cho chúng ta. Vì thế sự biết ơn các thành quả của người khác cho mình là vô cùng quan trọng, ngày nay thế hệ con cháu chúng ta đang biết ơn bằng các hành động tốt đẹp và nó đã trở thành truyền thống của chúng ta như việc chúng ta thắp hương để tưởng nhớ ông bà, các chiến sĩ. Nhưng ở hiện tại vẫn có một số thành phần đang ''Ăn cháo đá bát'' những người đó chỉ hưởng thụ những thứ mà những người đi trước để lại, họ đã phải bỏ biết bao mồ hôi và công sức của họ cho chúng ta mà những thành phần đó đã không biết ơn lại còn không coi trọng các của cải ấy. Nên bây giờ chúng ta cần khuyên ngăn và phê phán những hành động xấu đó.

Ông cha ta có câu “Uống nước nhớ nguồn” nói đến bài học về lòng biết ơn. Xét về nghĩa đen, “uống nước” là uống, thưởng thức dòng nước mát; còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. Xét về nghĩa bóng, “uống nước” là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” là biết ơn, nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Từ đó, câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ con người sống cần có lòng biết ơn, trọng tình nghĩa. Chúng ta cần hiểu rằng mọi thành quả mà con người được hưởng đều được tạo ra từ mồ hôi, công sức lao động. Bởi vậy mà con người cần sống có lòng biết ơn. Và nhờ có lòng biết ơn, con người cũng biết trân trọng mọi thứ trong cuộc sống hơn. Từ đó, bản thân luôn cố gắng phấn đấu để trở thành một người có ích cho xã hội. Đồng thời, mọi người sẽ cảm thấy yêu mến, trân trọng bạn nhiều hơn. Có thể thấy, những câu tục ngữ tuy ngắn gọn, nhưng lại chứa đựng lời khuyên sâu sắc, giá trị.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi: Thế nào là yêu nước? (10 mẫu)

Xem đáp án » 13/07/2024 2,366

Câu 2:

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ lại văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) và xem lại nội dung đọc hiểu của văn bản này,

- Xem mục Định hướng nêu trên để nắm vững các yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội

=>Xác định được vấn đề cần bàn luận.

=> Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến vấn đề xã hội cẩn nghị luận đó (tư liệu thực tế, những chuyện đã nghe, đã đọc, chuyện đã chứng kiến hay trải nghiệm của bản thân,...).

=> Giải thích vấn đề và làm sáng tỏ ý kiến của mình bằng việc nêu ra lí lẽ và bằng chứng.

- Tập hợp những hiểu biết từ sách báo và đời sống thực tế về những lời dạy và tấm gương có lối sống cao đẹp, giản dị.

=>Tấm gương sống giản dị: chủ tích Tôn Đức Thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm... và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần cách mạng, đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta". Những hành động từ chối đặc lợi, đặc quyền được thể hiện rõ nét ở con người Chủ Tịch Tôn Đức Thắng với ba lần từ chối nhận nhà do Trung ương phân.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là giản dị?

=> Giản dị là lối sống đơn giản, bỏ qua những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng xã hội, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, không sống xa rời thực tại.

+ Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào?

=> Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện như lời ăn tiếng nói, lối sống, ăn mặc, hành động, bằng lòng với thực tại, không đòi hỏi cao từ phía người khác….

+ Tại sao cần sống giản dị?

=> Cần sống giản dị bởi: tạo cho chúng ta sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cuộc sống, thoải mái cho mọi người xung quanh, tiết kiệm thời gian và tiền bạc…

+ Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách báo,...?

=> Tấm gương về sống giản dị: chủ tịch Tôn Đức Thắng, chủ tịch Hồ Chí Minh…

+ Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị?

=> Việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị là việc làm cần thiết: thay đổi nhận thức về tiền bạc, dành thời gian cho người thân yêu; bằng lòng với những gì mình có…

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận, ví dụ: Những nhân vật vĩ đại lại thường là những người giản dị.

+ Nêu vấn đề: Cần sống giản dị.

Thân bài

+ Nêu quan niệm về lối sống giản dị? Ví dụ: Giản dị là lối sống đơn giản, cần kiệm.

+ Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống (ăn, mặc, Ở, nói, viết,...).

+ Phân tích ý nghĩa của lối sống giản dị.

Ví dụ:

• Giản dị tạo nên sự hoà đồng, kết nối, cảm thông lớn với mọi người.

• Một số tấm gương đã chứng minh vẻ đẹp của lối sống giản dị.

+ Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị. Cần diễn đạt chân thật, cụ thể suy nghĩ của bản thân.

Kết bài

+ Khẳng định vai trò của lối sống giản dị. Ví dụ: Giản dị là một phẩm chất cao quý cần có ở mỗi con người

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

c) Viết

Dựa vào dàn ý đã làm, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau:

- Rèn luyện viết các đoạn văn: đoạn mở bài, đoạn kết bài, đoạn văn phát triển một ý ở thân bài,...

- Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo việc kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi về viết đã nêu ở Bài 6, mục d (trang 15).

Xem đáp án » 13/07/2024 1,775

Câu 3:

Viết bài văn nghị luận về vấn đề cần biết sống vì người khác. (10 mẫu)

Xem đáp án » 11/07/2024 1,213

Câu 4:

Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?

Xem đáp án » 13/07/2024 470

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Sách cho 2k7 ôn luyện THPT-vs-DGNL