Câu hỏi:

11/07/2024 1,818

Viết bài văn nghị luận về vấn đề cần biết sống vì người khác. (10 mẫu)

Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Dàn ý nghị luận Cần biết sống vì người khác

I. Mở bài:

Giới thiệu vấn đề: Bàn về hạnh phúc, có ý kiến cho rằng: “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”.

II. Thân bài:

– Cắt nghĩa:

·        “Cuộc sống” là toàn bộ quá trình sống, nơi con người tham gia gây dựng và phát triển bản thân mình.

·        “Cuộc sống vì người khác” nhấn mạnh đến mục đích sống cao đẹp khi hướng đến sự sẻ chia, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác.

·        “Đáng quý” là sự trân trọng, đề cao của những người xung quanh với những hành động vì người khác.

–> Câu nói “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý” đã khẳng định giá trị đích thực của cuộc sống, ngọn nguồn của hạnh phúc lớn lao, đó là cuộc sống không chỉ cho mình mà còn vì người khác.

– Trong cuộc sống, con người cần biết sẻ chia, sống cho người khác để mang đến cuộc sống hạnh phúc không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh.

– Nếu chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, con người sẽ bị biệt lập, ngăn cách với xã hội.

– Sống là cho đi, khi chúng ta có ý thức sẻ chia chúng ta không chỉ giúp đỡ được những người xung quanh mà còn làm cho mối quan hệ trở nên khăng khít.

– Khi sống vì người khác, con người trở nên bao dung, vị tha hơn.

– Sống vì người khác không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân mà còn mang đến hạnh phúc cho người khác.

III. Kết bài:

- Để cùng gây dựng lên một xã hội vững mạnh, để tìm được hạnh phúc, cảm nhận được ý nghĩa đích thực của cuộc sống, hãy sống yêu thương, hãy “để gió cuốn đi” những tình cảm chân thành, nhân ái để gieo lên những sự sống, hy vọng cho những người khó khăn, bất hạnh.

Bài văn mẫu số 1

Mỗi người sinh ra trên đời đều có một sứ mệnh được thượng đế định sẵn được mang tên là số phận. Con người luôn tự hỏi làm sao để hoàn thành tốt sứ mệnh đó trong kiếp phù dung ấy, làm sao để họ có một cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn? Có lẽ câu trả lời ở ngay trước mắt ta thôi: "Chỉ có sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý".

Ta biết rằng tạo hóa luôn có sự quân bình, vạn vật đều có một sự sống, giống như con người được sinh ra và họ tự chọn một cuộc sống cho riêng mình. Có người muốn cuộc sống giàu sang, có người muốn một cuộc sống đầy những phiêu lưu và có người lại chỉ muốn sống một cuộc sống vị tha, lương thiên, một cuộc sống giản dị mà đáng quý. Vì sao người ta lại nói rằng sống vì người khác là một cuộc sống đáng quý? Bởi lẽ, trong sâu thẳm mỗi con người đều có một chữ thiện, chữ thiện dẫn dắt chúng ta làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống, khiến ta biết yêu thương đồng loại, sẻ chia và giúp đỡ những người khó khăn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người dù bị che mắt bởi những bức màn đen tốt thì cái thiện trong họ vẫn tồn tại mà không bị mất đi. Và lẽ dĩ nhiên, khi con người sống luôn vì người khác với đức hy sinh cao cả thì cuộc sống của họ luôn được xã hội trân trọng.

Ta vốn biết rằng, một quần thể xã hội được tạo nên bởi nhiều cá nhân, một các nhân không thể nào thay thế cho cả một tập thể. Mà một tập thể được gắn kết rất chặt chẽ giữa con người và con người. Khi một cá nhân gặp vấn đề nào đó, thì lẽ dĩ nhiên, cả quần thể sẽ bị ảnh hưởng. Nếu mỗi chúng ta cứ sống vị kỷ, sống chỉ riêng bản thân mình thì mối liên kết chặt chẽ bao đời ấy sẽ bị tan rã tức khắc, xã hội sẽ trở nên rời rạc và kém phát triển hơn. Vả lại sống một cuộc sống vì người khác sẽ mang lại nhiều ích lợi cho bản thân và cả mọi người. vforum.vn Khi sống vì những người xung quanh, lương tâm của bản thân sẽ ngày càng được rèn luyện và trở nên trong sáng, dần dần sẽ tước bỏ những nhỏ nhen và ích kỉ tiềm tàng sâu trong nội tâm. Mang lại niềm vui cho người khác cũng chính là mang lại sự hạnh phúc và giá trị cho cuộc sống của mình. Đối với những người xung quanh, khi nhận được sự quan tâm sẽ chia một cách chân thành, họ sẽ giải quyết được những khó khăn trước mắt và có thêm niềm tin vào con người và cuộc sống. Chỉ khi ấy, xã hội mới trở nên tốt đẹp, bền vững và phát triển không ngừng.

Vậy chúng ta phải làm gì để có một cuộc sống đáng quý? Trước hết bản thân mỗi người hãy tự tu dưỡng đạo đức và tâm hồn của mình. Hướng cho tâm mình đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như: giúp đỡ một bà cụ qua đường, chỉ đường cho em nhỏ lạc đường, hãy nhặt những chiếc lon bỏ lại nơi công cộng để giúp cô lao công bớt đi phần nào mệt nhọc, chỉ vậy thôi, có lẽ cuộc sống của chúng ta đã trở nên ý nghĩa hơn từ những điều nhỏ nhất.

Ngược lại trong xã hội hiện nay có những kẻ luôn có lối sống vị kỷ, nhỏ nhen, những kẻ có thể vì lợi ích của các nhân mà chà đạp lên giá trị của người khác, khiến người khác đau khổ. Những kẻ như vậy chúng ta cần phải lên án gay gắt và giải quyết triệt để hơn. Suy cho cùng, mỗi người nên có ý thức, tấm lòng và niềm tin, tin rằng khi ta sống vì người thì sẽ có người khác sống vì mình, chỉ khi ấy cuộc sống mới đáng quý, đáng được trân trọng.

Tóm lại, giá trị của cuộc sống mỗi người được tạo ra bởi nhiều cách khác nhau, mỗi cuộc sống là một sắc màu. Chỉ có bạn mới tạo ra những màu sắc tươi sáng cho chính cuộc sống của bạn.

Bài văn mẫu số 2

Con người sinh ra trên cuộc đời này không phải chỉ là những thực thể tồn tại mà là những cá thể “sống”. Nhưng câu hỏi đặt ra muôn thuở cho sự sống ấy của con người đó là sống thế nào để đáng quý nhất và câu trả lời đó chính là “Chỉ có sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý".

Nếu coi thế giới là một dạng vật chất thì mỗi con người là một hạt phân tử bé nhỏ tồn tại thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong sự tồn tại của vật chất to lớn ấy. Con người từ khi sinh ra đã có những ràng buộc nhất định về mối quan hệ với những người xung quanh. Chúng ta không độc lập riêng rẽ mà tồn tại, chúng ta sống và dung hòa trong các mối quan hệ ấy. Và vì vậy, từ khi sinh ra con người đã định là không thể sống như cách loài thú sống theo bản năng, hành động vì mục đích sinh tồn của bản thân mình. Con người không thể sống chỉ vì bản thân mình mà còn sống vì người khác. Nếu sống cho riêng mình tức là vì mục đích của một cuộc đời riêng tư, muốn thỏa mãn nhu cầu riêng của bản thân mình và không hề nghĩ đến người khác. Đó là lối sống ích kỉ, sống chỉ biết ôm khư khư lấy quyền lợi về bản thân mình hay sống một cách buông thả chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Một cuộc sống như vậy không bao giờ có thể tạo ra những giá trị quý giá cho con người, cho xã hội, không thể khiến cho xã hội phát triển, con người sống tốt đẹp hơn. Một cuộc sống ích kỉ như vậy thì không phải là một cuộc sống đáng trân trọng. vforum.vn Cuộc sống đáng trân trọng phải là cuộc sống vì người khác, hướng tới những giá trị xã hội nhân văn tốt đẹp, một cuộc sống quan tâm đến hạnh phúc của mọi người, sống không chỉ để cho mình mà còn là cho người, làm nên những giá trị tốt đẹp cho người khác. Và đây là cuộc sống mà xã hội đáng giá cao bởi không phải ai cũng có đủ tấm lòng để có thể sống vì người khác, gạt bỏ những vị kỷ cá nhân để tạo nên những giá trị tốt đẹp cho con người, cho xã hội.

Sống vì người khác thực ra không phải là điều gì quá cao xa với khả năng của mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta đều có thể giúp đỡ một người nào đó theo khả năng của mình, đem những giá trị tốt đẹp đến cho xã hội bằng cách sống có ích, sống tử tế trong cuộc đời này. Những điều ấy góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn đồng thời cũng làm cho bản thân mình sống hạnh phúc hơn.

Thử tưởng tượng nếu xung quanh ta toàn là những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì mình, không bao giờ chú ý hay coi trọng thái độ hay hạnh phúc của những người xung quanh thì cuộc sống quanh ta sẽ ngột ngạt, chán ngán bao nhiêu? Và nếu thế giới chỉ toàn là những con người như vậy thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ có khái niệm về tình yêu thương ra đời và khi ấy, trên thế giới hoàn toàn mất đi gắn kết vì mỗi người chỉ lo cuộc sống riêng của mình và không bao giờ chịu hy sinh hay sống vì người khác. Một thế giới như vậy thật tù đọng, thiếu tình người. Đã từng có một câu nói: “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”, phải chăng cuộc sống mà khiến cho con người cảm thấy thỏa mãn nhất không phải là cuộc sống chạy theo nhu cầu cá nhân mình mà là một cuộc sống có thể đem lại những giá trị tốt đẹp cho người khác? Tuy nhiên, con người chúng ta cũng là một bản thể riêng biệt, mỗi người đều có những sứ mệnh và hành trình cuộc đời riêng, không thể lúc nào cũng mãi sống vì người khác mà có đôi khi cần sống cho chính bản thân mình nữa.

Ngay hôm nay, hãy khiến cho cuộc sống của mình đáng quý bằng cách gạt bỏ lòng vị kỷ và sống vì người khác. Và một ngày kia ta sẽ nhận ra ta đã sống những ngày tháng thật đáng trân trọng và sẽ chẳng bao giờ hối hận vì mình đã từng sống vị tha.

Bài văn mẫu số 3

Không phải tất cả chúng ta đều có thể làm được những điều vĩ đại. Nhưng chắc chắn chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt với tình yêu vĩ đại. Đó là biết sống vì người khác. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn. Cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý, đáng trân trọng và tôn vinh.

Cuộc sống là tổng thể nói chung những hoạt động trong đời sống của một con người hay một xã hội. Cuộc sống vì người khác là cuộc sống mà ở đó con người dành nhiều sự quan tâm, tình cảm, những chăm lo về vật chất, tinh thần cho người khác, biết chấp nhận cả những thiệt thòi, thua kém để người khác có được niềm vui, hạnh phúc, thành công. Cuộc sống đáng quý là cuộc sống tốt đẹp, được đánh giá cao, được ngưỡng mộ, tôn vinh bởi những giá trị, lợi ích mà nó đem lại. Câu nói đề cao và khẳng định giá trị của cách sống, lối sống “vì mọi người”, biết quan tâm, chăm lo, chia sẻ với người khác.

Người biết sống vì người khác là người luôn tỏ rõ sự quan tâm, chăm lo đến cuộc sống của người khác, cả vật chất lẫn tinh thần. Họ luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ, động viên, chia sẻ. Họ cũng là người có tấm lòng vị tha, độ lượng, bao dung mỗi khi người đó mắc lỗi. Người sống vì người khác không bao giờ tranh đoạt, hơn thua, họ sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi, thua thiệt của bản thân vì quyền lợi, niềm vui, hạnh phúc của người khác.

Thông thường ta sống vì những niềm vui, hạnh phúc, quyền lợi mà người ta có được. Tức là vì bản thân mình. Ta cũng sống vì những trách nhiệm, nghĩa vụ mà mỗi người phải thực hiện trong cuộc đời. Tức là sống vì người thân, vì cộng đồng, quê hương, dân tộc, tổ quốc.

Thế giới này được tạo nên bằng sự gắn kết của các cá nhân trong các quan hệ và bằng những ràng buộc. Người ta sinh ra đã có sợi dây gắn kết và ràng buộc với những người thân trong gia đình. Tham gia vào các tổ chức, con người lại có thêm các quan hệ chi phối qua lại khác nữa. Và dù ý thức hay không ý thức, dù muốn hay không muốn, một khi đã là thành viên của xã hội, anh không thể tách rời các mối liên kết cộng đồng.

Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau là phẩm đức cao quý trong truyền thống của dân tộc ta. Tinh thần ấy giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn với tình nhân ái. Thay vì chỉ nghĩ đến bản thân, chỉ vì bản thân mình mà hướng đến và biết sống vì người khác.

Thế giới này được tạo nên từ sự gắn kết của các cá nhân trong các quan hệ và bằng những ràng buộc. Mỗi cá nhân chỉ có thể sống tốt nhất khi có sự ủng hộ và giúp đỡ, chia sẻ của những cá nhân khác và ngược lại. Khi sống vì người khác thì nhân cách cá nhân hoàn thiện hơn. Nếu sống chỉ biết lo nghĩ cho bản thân, không vì người khác thì sẽ bị mọi người khinh bỉ, coi thường.

Cuộc sống vì người khác sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho bản thân, người khác và xã hội. Với bản thân: Có được niềm vui, niềm hạnh phúc chân chính. Với người khác: Cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Với xã hội: Tạo nên một môi trường tốt đẹp, nhân ái.

Cuộc sống rất cần phải nương tựa vào nhau và luôn luôn chia sẻ bởi không phải ai cũng mạnh mẽ và không phải lúc nào cuộc sống cũng thuận lợi. Tinh thần giúp đỡ người khác là phẩm chất tốt đẹp và cần biến thành hành động. Giúp đỡ người khác là biết cho đi, biết đặt lợi ích của người khác, của tập thể cao hơn lợi ích cá nhân. Khi bạn giúp đỡ người khác, giá trị cuộc sống của bạn sẽ được nâng lên rất nhiều.

Để sống vì người khác, mỗi cá nhân cần quan tâm đến những cá nhân khác để có thể chia sẻ, giúp đỡ, đem lại niềm vui cho họ. Vì người khác không có nghĩa là đáp ứng đòi hỏi vô lý của người khác. Nên biết rằng cho đi là mãi mãi. Khi gieo mầm thiện nhất định sẽ có được quả lành. Những gì ta đã cho đi nhất định sẽ mang về một giá trị cho ta ở tương lai.

Ở thời đại nào cũng thế, mỗi cá nhân đều không thể đơn độc tồn tại. Một người thường chỉ có thể có được cuộc sống tốt nhất khi có sự giúp đỡ, ủng hộ, chia sẻ từ các cá nhân khác. Hơn thế nữa, giữa một thế giới đầy biến động, phức tạp và khó lường như ngày nay, với những hiểm họa từ thiên nhiên và từ chính đời sống xã hội, việc một ai đó sống đơn độc còn đồng nghĩa với tự diệt.

Khi sống vì người khác ta sẽ trở nên vị tha hơn, nhân ái, độ lượng hơn… qua đó tự hoàn thiện bản thân để trở thành người tốt. Khi sống vì người khác tức là ta đã giúp họ trở nên hạnh phúc hơn, cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Khi ấy ta cũng thấy hạnh phúc (“Người hạnh phúc nhất là người đem lại nhiều hạnh phúc cho người khác” – Mác) và thấy rằng cuộc sống của ta thật có ý nghĩa.

Khi sống vì người khác tức là ta đã góp phần tạo nên một môi trường sống tốt đẹp, tràn đầy tinh thần nhân văn, nhân ái. Cuộc sống chung sẽ trở nên tươi đẹp và đáng quý trọng hơn. Cuộc sống vì người khác là một cuộc sống cao cả, cao thượng, nhiều khi đòi hỏi con người phải chịu thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần, hi sinh những lợi ích của bản thân để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Điều này không phải ai cũng có thể làm được.

Câu nói là một lời khuyên sâu sắc bởi nó hướng con người tới lẽ sống cao đẹp, có ý nghĩa nhân văn; giáo dục con người ta sống có trách nhiệm, có lương tâm, rời xa lối sống ích kỷ, thói vô cảm; nói cổ vũ, đề cao tư tưởng mình vì mọi người, mọi người vì mình, tạo nên sợi dây gắn kết bền chặt giữa con người với con người trong xã hội.

Đạo lí ấy phù hợp với truyền thống đạo lý của người Việt Nam xưa cũng như nay: máu chảy ruột mềm, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, thương người như thể thương thân, lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng, nhiều điều phủ lấy giá gương…

Tuy nhiên, sống vì người khác phải xuất phát từ trái tim chân thành, tấm lòng tự nguyện, nhu cầu thực sự chứ không nên theo kiểu giúp đỡ – trả ơn hay tỏ ra ban phát, bố thí. Vì người khác không có nghĩa là đáp ứng những đòi hỏi vô lý của người khác. Những việc làm vì người khác phải chính đáng, đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng.

Cần điều chỉnh để tạo nên sự cân bằng giữa việc vì mình và vì người khác. Nếu chỉ vì mình, con người sẽ trở nên ích kỷ, nhỏ nhen, tầm thường. Nhưng nếu chỉ vì người khác, cuộc sống sẽ trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Bởi thế, cần quan tâm đến người khác nhưng cũng không nên quên bản thân. Đó là chưa kể sống có trách nhiệm với bản thân, chăm lo cho bản thân ngày một tốt đẹp cũng là một cách “sống vì người khác”.

“Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Có như vậy, cuộc sống mới yên bình, nghĩa tình và hạnh phúc. Phê phán những người sống hẹp hòi, ích kỷ, vô cảm. Luôn điều chỉnh để tạo sự cân bằng giữa cuộc. Cần vì mọi người song không có nghĩa là quên bản thân.

“Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”. Người có bản lĩnh sẽ không bao giờ chọn lối sống ích kỷ, nhỏ nhen mà sẽ chọn lối sống có ý nghĩa hơn đó là biết vì người khác, vì cộng đồng. Sự giúp đỡ giữa người với người là điều then chốt giúp mỗi thanh niên tiến tới con đường thành công. Chỉ cần chúng ta có đủ nhiệt huyết, với trái tim bao dung chắc chắn cuộc sống quanh ta sẽ tốt lên từng ngày. Hãy yêu thương nhiều hơn, hãy trao đi nhiều hơn, bởi cho đi chính là làm giàu cho tâm hồn và khiến cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa.

Bài văn mẫu số 4

Hạnh phúc không chỉ đến khi chúng ta được thỏa mãn những mơ ước, nhu cầu của bản thân mà hạnh phúc còn thêm ý nghĩa khi chúng ta biết cho đi, biết sống cho người khác. Bàn về hạnh phúc, có ý kiến cho rằng: “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”.

“Cuộc sống” là toàn bộ quá trình sống, nơi con người tham gia gây dựng và phát triển bản thân mình. “Cuộc sống vì người khác” nhấn mạnh đến mục đích sống cao đẹp khi hướng đến sự sẻ chia, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. “Đáng quý” là sự trân trọng, đề cao của những người xung quanh với những hành động vì người khác. Câu nói “ Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý” đã khẳng định giá trị đích thực của cuộc sống, ngọn nguồn của hạnh phúc lớn lao, đó là cuộc sống không chỉ cho mình mà còn vì người khác.

Trong cuộc sống, con người cần biết sẻ chia, sống cho người khác để mang đến cuộc sống hạnh phúc không chỉ cho mình mà còn cho những người xung quanh. Cuộc sống xã hội là tổng hòa những mối quan hệ xã hội, trong đó con người không thể sống đơn độc mà được ràng buộc trong những mối quan hệ. Nếu chỉ biết sống cho mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, con người sẽ bị biệt lập, ngăn cách với xã hội, khi ấy dù có giàu có, thành công con người cũng sẽ không cảm nhận được hạnh phúc, ý nghĩa đích thực của đời sống.

Sống là cho đi, khi chúng ta có ý thức sẻ chia chúng ta không chỉ giúp đỡ được những người xung quanh mà còn làm cho mối quan hệ trở nên khăng khít. Và hãy học cách cho đi, khi cho đi chúng ta sẽ nhận lại được những giá trị xứng đáng, đó có thể là tình cảm biết ơn, kính trọng, sự gắn bó, và sự giúp đỡ chân thành, thật tâm khi chúng ta cần sự giúp đỡ.

Khi sống vì người khác, con người trở nên bao dung, vị tha hơn. Phẩm chất và nhân cách con người cũng sẽ được hoàn thiện theo hướng tốt đẹp, chúng ta sẽ sống trong tình yêu thương, sự gắn bó, cuộc sống như vậy chẳng phải ý nghĩa lắm sao.

Nếu con người chỉ biết sống cho bản thân, vô cảm trước cuộc sống và sự khó khăn của người khác họ không chỉ trở nên ích kỷ, đáng coi thường mà mọi người xung quanh cũng sẽ coi thường và không ai muốn bắt đầu mối quan hệ gắn bó với người chỉ biết nghĩ đến mình.

Sống vì người khác không chỉ mang đến những điều tốt đẹp cho bản thân mà còn mang đến hạnh phúc cho người khác. Đối với bản thân, khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc chân chính, cảm nhận được giá trị đích thực của sự sống. Với những người nhận được sự giúp đỡ, cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, đồng thời lòng tốt của chúng ta sẽ tiếp thêm sức mạnh tinh thần để họ mạnh mẽ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hướng đến cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu ai cũng có ý thức giúp đỡ, sẻ chia với người khác chúng ta sẽ cùng nhau gây dựng lên một xã hội vững mạnh, xã hội được gắn kết bằng tình thương, sự nhân ái.

Trong cuộc sống hiện đại, vẫn có rất nhiều người chỉ biết sống ích kỷ cho bản thân, thậm chí vì lợi ích của mình mà chà đạp lên người khác. Cũng có những người dửng dưng, vô cảm trước những số phận bất hạnh, những người kém may mắn đang cần được giúp đỡ.

Để cùng gây dựng lên một xã hội vững mạnh, để tìm được hạnh phúc, cảm nhận được ý nghĩa đích thực của cuộc sống, hãy sống yêu thương, hãy “để gió cuốn đi” những tình cảm chân thành, nhân ái để gieo lên những sự sống, hy vọng cho những người khó khăn, bất hạnh.

Bài văn mẫu số 5

Có ai đó nói rằng: “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”. Phải chăng câu nói ấy chính là một cách ngầm khẳng định rằng “Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”. Vậy chúng ta cần hiểu câu nói này như thế nào?

Trước tiên, ta cần giải nghĩa được “Cuộc sống” là toàn bộ quá trình sống với tổng thể các hoạt động của một con người. “Cuộc sống vì người khác” là cách sống của bản thân mình luôn hướng tới, làm những điều tốt đẹp cho người khác. “Cuộc sống đáng quý” là cuộc sống được mọi người, xã hội đánh giá cao. Từ đó, rút ra được ý nghĩa của câu nói: Cuộc sống có ý nghĩa, có giá trị là cuộc sống biết sống vì người khác.

Vậy vì sao cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý? Vì thế giới này được tạo nên từ sự gắn kết của các cá nhân trong các quan hệ và bằng những ràng buộc. Mỗi cá nhân không thể đơn độc tồn tại vì đơn độc đồng nghĩa với tự diệt, nhất là khi cuộc sống trở nên bất ổn với nhiều hiểm họa từ thiên nhiên cũng như đời sống xã hội. Mỗi cá nhân chỉ có thể sống tốt nhất khi có sự ủng hộ và giúp đỡ, chia sẻ của những cá nhân khác và ngược lại. Khi sống vì người khác thì cá nhân trở nên vị tha, nhân ái, có trách nhiệm, lương tâm hơn, tức là tự hoàn thiện nhân cách, đồng thời tạo nên những mối liên hệ tình cảm tốt đẹp với những cá nhân khác. Nếu sống chỉ biết lo nghĩ cho bản thân, không vì người khác thì sẽ bị mọi người khinh bỉ, coi thường, thậm chí không được ai quan tâm lại.

Cuộc sống vì người khác sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho bản thân, người khác và xã hội. Với bản thân, có được niềm vui, niềm hạnh phúc chân chính vì tạo ra niềm vui niềm hạnh phúc cho người khác cũng là khẳng định giá trị sự sống của chính mình.Với người khác thì cuộc sống của họ sẽ trở nên tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn, bớt khó khăn, đau khổ và cô đơn, có thêm niềm tin vào con người và cuộc sống. Với xã hội sẽ tạo nên một môi trường tốt đẹp, nhân ái để phát huy những giá trị người trong con người.

Để sống vì người khác, mỗi cá nhân cần quan tâm đến những cá nhân khác để có thể chia sẻ, giúp đỡ, đem lại niềm vui cho họ. Sự quan tâm cần được xuất phát từ trái tim chân thành, tấm lòng tự nguyện và nhu cầu thực sự, chứ không thể hiện như một sự ban ơn n bố thí. Nhưng vì người khác không có nghĩa là đáp ứng đòi hỏi vô lý của người khác. Những việc làm cho người khác phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng mới thực sự có ý nghĩa. Phê phán những người sống hẹp hòi, ích kỷ, vô cảm, chỉ biết bản thân mà không quan tâm, chia sẻ với đồng loại. Tuy nhiên cần điều chỉnh để tạo sự cân bằng giữa cuộc sống vì mình và cuộc sống vì người khác. Cần vì mọi người song không có nghĩa là quên bản thân. Nếu chỉ vì mình, con người sẽ trở nên ích kỷ, nhỏ nhen, tầm thường. Nếu chỉ vì người khác, cuộc sống sẽ trở nên mất cân bằng, lệch lạc. Cần vì mọi người song cũng cần có trách nhiệm với bản thân. Vì có trách nhiệm với bản thân và làm cho cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp cũng là đem lại niềm vui cho người khác.

Qua đây, ta nhận thức được vai trò quan trọng và ý nghĩa của cách sống vì người khác. Câu nói hướng người ta đến lẽ sống cao đẹp, có ý nghĩa nhân văn và lối sống vị tha, nhân hậu bởi lẽ nó cổ vũ, đề cao tư tưởng mình vì mọi người, nó giáo dục con người biết sống có trách nhiệm, có lương tâm. Bên cạnh đó, mỗi các nhân cần có những hành động đúng đắn, phù hợp, luôn quan tâm giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống sinh hoạt, học tập, giúp đỡ trong khả năng của bản thân; đồng cảm chia sẻ với những cảnh ngộ éo le trong cuộc sống.

Ở thời đại nào, con người cũng được cần quan tâm chia sẻ và yêu thương. Đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của con người Việt Nam vốn luôn coi trọng chữ tình trong ứng xử. Hãy yêu thương nhiều hơn, hãy trao đi nhiều hơn, bởi cho đi chính là làm giàu cho tâm hồn và khiến cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa. Bởi: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".

Chúng ta biết nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân là một điều rất tốt nhưng sẽ tuyệt vời hơn khi ta biết sống vì người khác dù chỉ là một chút. Sống vì người khác là cách sống yêu thương, chan hòa, biết sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh, những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Sống vì người khác cũng là cách sống mà ta bỏ qua cái tôi của bản thân để vì lợi ích chung của cộng đồng. Sống vì người khác là một lối sống tích cực, tốt đẹp mà mỗi chúng ta cần học tập và rèn luyện. Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống vì người khác sẽ thôi thúc ta có những hành động thiết thực để giúp đỡ, đùm bọc họ giúp cho cuộc sống của họ tốt đẹp hơn cũng như xã hội phát triển bền vững hơn, con người thêm gắn kết hơn, yêu thương hơn. Khi ta biết sống vì người khác là khi ta biết cho đi, người biết cho đi là người biết bỏ qua cái tôi nhỏ nhen của bản thân, những lợi ích cá nhân để hướng đến khối sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đây là nền tảng để giúp nước nhà thêm vững chắc hơn. Người sống vì người khác là những người luôn luôn giúp đỡ, muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình; đồng thời sống yêu thương, chan hòa với những người xung quanh, không tính toán nhỏ nhen và luôn tìm cách lan tỏa những thông điệp tốt đẹp đến với mọi người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người sống vì lợi ích cá nhâm vì tư lợi cá nhân sẵn sàng làm mọi việc để trục lợi. Lại có những người lạnh lùng vô cảm, lãnh đạm trước hoàn cảnh của người khác, của cuộc đời,… Những trường hợp này đều đáng chê trách và cần thay đổi bản thân mình, sống rộng lượng hơn và biết vì người khác hơn. Đất nước Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn được biết đến với truyền thống yêu thương, giúp đỡ, đoàn kết. Là thế hệ tiếp bước những truyền thống đó, ngay từ bây giờ chúng ta hãy biết sống vì người khác để cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Mẫu 6

Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần nhưng yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả mà bản thân mỗi người đều nhận ra.

Cho và nhận vừa hữu hình vừa vô hình, đó là một mối quan hệ cần phải trân trọng và gìn giữ. Chúng ta sẽ nhận lại được gì từ sự cho đi đó.

Vậy cho là gì và nhận là gì? Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

Nếu ai nghe nhạc Trịnh chắc chắn sẽ nhớ câu “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Đây là một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính trong thiên hạ.

Biểu hiện của cho đi và nhận lại trong cuộc sống thực sự không hiếm. Mỗi người chúng ta hằng ngày đang cho đi nhiều thứ và nhận lại nhiều thứ mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra được. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống này. Khi mỗi người sống tốt, sống có ích thì sẽ nhận lại được một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Đó chính là cho và nhận.

Ở xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta, cần sự san sẻ, sự chia ngọt sẻ bùi. Một miếng khi đói bằng một gói khi no là bởi vậy. Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi. Như thế là quá đủ rồi phải không.

Thực sự khi chúng ta trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm. Họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống họ là một chữ "thiện” ở trong tim, họ thấy lòng mình thanh thản và bình an khi được làm những việc đó.

Bởi vậy những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

Tuy nhiên bên cạnh những người luôn biết cho đi thì còn tồn tại rất nhiều người chỉ mong nhận lại, giữ khư khư những gì mình có mà không chịu cho đi. Đây là một thực tế rất đáng buồn. Lối sống này cần phải lên án, vì nó sẽ khiến cho bản thân họ trở nên ích kỷ và đáng ghét. Sự tính toán hơn thua, được mất của họ sẽ khiến cho họ càng ngày càng đánh mất đi chính bản thân mình.

Cho đi là điều mà chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu từ sự cho đi và nhận lại đó. Mỗi người, mỗi ngày hãy là một người biết san sẻ, biết giúp đỡ người khác để nhận lại sự tĩnh lặng và niềm vui trong cuộc sống.

Mẫu 7

Trong cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta phải luôn chia ngọt sẻ bùi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống là sự sẻ chia giữa người với người. Nhất là trong cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ta càng ngày càng ít quan tâm đến những người xung quanh, điều này lại càng quan trọng hơn. Trao yêu thương để nhận lại yêu thương là một quy luật tất yếu trong cuộc sống, phải cho đi để được nhận lại và nếu được nhận từ người khác thì phải biết cho đi. Đó là luật nhân quả giữa” cho và nhận” trong cuộc sống.

Vậy “cho và nhận” là hành động như thế nào. Đó là sự cho và nhận về vật chất chăng. Thực ra cũng không hẳn là thế. Chúng ta có rất nhiều thứ để cho và nhận cùng với những người xung quanh. Mọi người vẫn thường nói rằng “cho và nhận”, chứ không phải ”nhận và cho”. Cho được đề cập đến trước nhận, bởi việc cho được tất cả mọi người đánh giá cao hơn. Cho thật ra không phải là việc gì to tát, phải những con người vĩ đại, có tài sản vật chất mới có thể cho đi. Ai ai cũng có thể cho đi từ những thứ nhỏ nhất. Cho, có thể là cho đứa bạn đi nhờ xe. Cho, có thể là một chút tiền đặt vào thùng quyên góp cho người nghèo. Cho có thể là cho đi một cái ôm ai ủi khi người bên cạnh bạn tổn thương, đau khổ. Cho là rất nhiều điều trong cuộc sống này. Tuy rằng trong cuộc sống hiện đại nhiều bon chen, thế nhưng cũng có rất nhiều những nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hằng năm, mỗi khi mùa đông đến, các anh chị sinh viên tình nguyện lại gom áo ấm đem lên vùng cao tặng các em ở vùng núi khó khăn. Hay mỗi khi có lũ lụt thiên tai, cả nước lại cùng tay góp tiền để cứu giúp đồng bào chịu thiệt hại nặng nề. Tất nhiên, không phải khi nào sự sẻ chia cũng chỉ là những giá trị về vật chất. Đã từng có một câu chuyện rằng, khi một cô gái đang đi trên đường, gặp một người ăn xin. Cô lục lọi khắp người mà không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cô lại gần và cầm tay ông lão giữa ngày đông giá rét, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng ông cụ đã nói rằng: "Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. Và cái cô gái cho ông lão, có lẽ ai cũng hiểu, đó là hơi ấm của tình người. Mỗi người trong chúng ta nhiều khi không thể lựa chọn số phận cũng như cuộc sống của mình. Vì vậy, sự sẻ chia là vô cùng cần thiết. Nó làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn, làm cho người với người gần nhau hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình. Khi bạn bè có chuyện buồn, chúng ta nên hỏi thăm, động viên để bạn bớt buồn, cũng như cố gắng phấn đấu trong tương lai.

Cho và nhận phải luôn song hành với nhau trong cuộc sống, ta cho đi và ta cũng có quyền nhận lại. Cuộc sống luôn công bằng với tất cả chúng ta, ta cho đi tiền bạc ta nhận lại lòng kính trọng và biết ơn, ta cho đi nụ cười ta nhận lại nụ cười, ta cho đi lòng yêu thương ta nhận lại ấm áp. Cho đi không phải là khó nhưng cho đi phải thật lòng khi đó người nhận mới cảm thấy vui và thoải mái. Mọi người thường nói: cho đi là nhận lại gấp trăm lần bởi khi cho đi thì hạnh phúc và niềm vui của người ấy sẽ khiến mình vui lây và cảm thấy mọi thứ trở nên tươi đẹp hơn khi tạo ra sắc hồng cho cuộc sống. Cho và nhận trước hết là những cử chỉ cao đẹp của con người với con người. Cho và nhận khiến cuộc sống ấm áp hơn. Đối với những người ăn xin, một vài nghìn tiền lẻ cũng là một điều gì đó vô cùng to tát. Hay một nụ cười thân thiện với một con người đang rơi vào hoàn cảnh lạc lỏng là một hơi ấm sưởi ấm những trái tim cô đơn. Cuộc sống là vậy, cho đi thật ra vô cùng đơn giản, chẳng cần toan tính gì cứ thế cho đi đó chính là những điều chân thành nhất.

Trong cuộc sống của chúng ta, vẫn tồn tại những tấm lòng cao cả chỉ biết cho đi và không cần nhận lại một điều gì. Đó là các Mạnh Thường Quân gửi tiền quyên góp nhưng không để lại tên tuổi, đó là những người ngã xuống hi sinh thầm lặng để bảo vệ tổ quốc… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nhận mà không muốn cho. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Trong cuộc sống, nếu con người ta cạnh tranh để sống thì cho đi không được hiểu theo cái nghĩa đơn thuần nữa mà nó giống như một sự trao đổi. Cho đi thì ít nhưng muốn nhận lại thật nhiều. Vì danh lợi, vì tiền tài, vì những thứ vật chất tầm thường mà họ bóp méo hai chữ cho và nhận theo đúng nghĩa của nó. Mỗi chúng ta phải biết cho đi như chính cái nghĩa của chúng, luôn phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương.

Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn, vì vậy ai ai trong chúng ta cũng phải biết cho đi, hãy cho rồi hãy nghĩ đến việc nhận. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…”. Sống trong cuộc sống này, mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Phải cho đi rồi mới nghĩ đến chuyện nhận lại, trao yêu thương để nhận lại yêu thương sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy cho đi rồi sẽ được nhận lại, không nhận gì thì cũng đã được cho.

Mẫu 8

Mỗi người sinh ra trên đời đều có một sứ mệnh được thượng đế định sẵn được mang tên là số phận. Con người luôn tự hỏi làm sao để hoàn thành tốt sứ mệnh đó trong kiếp phù dung ấy, làm sao để họ có một cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn? Có lẽ câu trả lời ở ngay trước mắt ta thôi: “Chỉ có sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”.

Ta biết rằng tạo hóa luôn có sự quân bình, vạn vật đều có một sự sống, giống như con người được sinh ra và họ tự chọn một cuộc sống cho riêng mình. Có người muốn cuộc sống giàu sang, có người muốn một cuộc sống đầy những phiêu lưu và có người lại chỉ muốn sống một cuộc sống vị tha, lương thiên, một cuộc sống giản dị mà đáng quý. Vì sao người ta lại nói rằng sống vì người khác là một cuộc sống đáng quý? Bởi lẽ, trong sâu thẳm mỗi con người đều có một chữ thiện, chữ thiện dẫn dắt chúng ta làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống, khiến ta biết yêu thương đồng loại, sẻ chia và giúp đỡ những người khó khăn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người dù bị che mắt bởi những bức màn đen tốt thì cái thiện trong họ vẫn tồn tại mà không bị mất đi. Và lẽ dĩ nhiên, khi con người sống luôn vì người khác với đức hy sinh cao cả thì cuộc sống của họ luôn được xã hội trân trọng.

Nếu coi thế giới là một dạng vật chất thì mỗi con người là một hạt phân tử bé nhỏ tồn tại thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong sự tồn tại của vật chất to lớn ấy. Con người từ khi sinh ra đã có những ràng buộc nhất định về mối quan hệ với những người xung quanh. Chúng ta không độc lập riêng rẽ mà tồn tại, chúng ta sống và dung hòa trong các mối quan hệ ấy. Và vì vậy, từ khi sinh ra con người đã định là không thể sống như cách loài thú sống theo bản năng, hành động vì mục đích sinh tồn của bản thân mình. Con người không thể sống chỉ vì bản thân mình mà còn sống vì người khác. Nếu sống cho riêng mình tức là vì mục đích của một cuộc đời riêng tư, muốn thỏa mãn nhu cầu riêng của bản thân mình và không hề nghĩ đến người khác. Đó là lối sống ích kỉ, sống chỉ biết ôm khư khư lấy quyền lợi về bản thân mình hay sống một cách buông thả chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Một cuộc sống như vậy không bao giờ có thể tạo ra những giá trị quý giá cho con người, cho xã hội, không thể khiến cho xã hội phát triển, con người sống tốt đẹp hơn. Một cuộc sống ích kỉ như vậy thì không phải là một cuộc sống đáng trân trọng. Cuộc sống đáng trân trọng phải là cuộc sống vì người khác, hướng tới những giá trị xã hội nhân văn tốt đẹp, một cuộc sống quan tâm đến hạnh phúc của mọi người, sống không chỉ để cho mình mà còn là cho người, làm nên những giá trị tốt đẹp cho người khác. Và đây là cuộc sống mà xã hội đáng giá cao bởi không phải ai cũng có đủ tấm lòng để có thể sống vì người khác, gạt bỏ những vị kỷ cá nhân để tạo nên những giá trị tốt đẹp cho con người, cho xã hội.

Sống vì người khác thực ra không phải là điều gì quá cao xa với khả năng của mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta đều có thể giúp đỡ một người nào đó theo khả năng của mình, đem những giá trị tốt đẹp đến cho xã hội bằng cách sống có ích, sống tử tế trong cuộc đời này. Những điều ấy góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn đồng thời cũng làm cho bản thân mình sống hạnh phúc hơn.

Vậy chúng ta phải làm gì để có một cuộc sống đáng quý? Trước hết bản thân mỗi người hãy tự tu dưỡng đạo đức và tâm hồn của mình. Hướng cho tâm mình đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như: giúp đỡ một bà cụ qua đường, chỉ đường cho em nhỏ lạc đường, hãy nhặt những chiếc lon bỏ lại nơi công cộng để giúp cô lao công bớt đi phần nào mệt nhọc, chỉ vậy thôi, có lẽ cuộc sống của chúng ta đã trở nên ý nghĩa hơn từ những điều nhỏ nhất.

Ngược lại trong xã hội hiện nay có những kẻ luôn có lối sống vị kỷ, nhỏ nhen, những kẻ có thể vì lợi ích của các nhân mà chà đạp lên giá trị của người khác, khiến người khác đau khổ. Những kẻ như vậy chúng ta cần phải lên án gay gắt và giải quyết triệt để hơn. Suy cho cùng, mỗi người nên có ý thức, tấm lòng và niềm tin, tin rằng khi ta sống vì người thì sẽ có người khác sống vì mình, chỉ khi ấy cuộc sống mới đáng quý, đáng được trân trọng.

Thử tưởng tượng nếu xung quanh ta toàn là những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì mình, không bao giờ chú ý hay coi trọng thái độ hay hạnh phúc của những người xung quanh thì cuộc sống quanh ta sẽ ngột ngạt, chán ngán bao nhiêu? Và nếu thế giới chỉ toàn là những con người như vậy thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ có khái niệm về tình yêu thương ra đời và khi ấy, trên thế giới hoàn toàn mất đi gắn kết vì mỗi người chỉ lo cuộc sống riêng của mình và không bao giờ chịu hy sinh hay sống vì người khác. Một thế giới như vậy thật tù đọng, thiếu tình người. Đã từng có một câu nói: “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”, phải chăng cuộc sống mà khiến cho con người cảm thấy thỏa mãn nhất không phải là cuộc sống chạy theo nhu cầu cá nhân mình mà là một cuộc sống có thể đem lại những giá trị tốt đẹp cho người khác? Tuy nhiên, con người chúng ta cũng là một bản thể riêng biệt, mỗi người đều có những sứ mệnh và hành trình cuộc đời riêng, không thể lúc nào cũng mãi sống vì người khác mà có đôi khi cần sống cho chính bản thân mình nữa.

Ngay hôm nay, hãy khiến cho cuộc sống của mình đáng quý bằng cách gạt bỏ lòng vị kỷ và sống vì người khác. Và một ngày kia ta sẽ nhận ra ta đã sống những ngày tháng thật đáng trân trọng và sẽ chẳng bao giờ hối hận vì mình đã từng sống vị tha.

Mẫu 9

Trong cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta phải luôn chia ngọt sẻ bùi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống là sự sẻ chia giữa người với người. Nhất là trong cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ta càng ngày càng ít quan tâm đến những người xung quanh, điều này lại càng quan trọng hơn. Trao yêu thương để nhận lại yêu thương là một quy luật tất yếu trong cuộc sống, phải cho đi để được nhận lại và nếu được nhận từ người khác thì phải biết cho đi. Đó là luật nhân quả giữa” cho và nhận” trong cuộc sống.

Vậy “cho và nhận” là hành động như thế nào. Đó là sự cho và nhận về vật chất chăng. Thực ra cũng không hẳn là thế. Chúng ta có rất nhiều thứ để cho và nhận cùng với những người xung quanh. Mọi người vẫn thường nói rằng “cho và nhận”, chứ không phải ”nhận và cho”. Cho được đề cập đến trước nhận, bởi việc cho được tất cả mọi người đánh giá cao hơn. Cho thật ra không phải là việc gì to tát, phải những con người vĩ đại, có tài sản vật chất mới có thể cho đi. Ai ai cũng có thể cho đi từ những thứ nhỏ nhất. Cho, có thể là cho đứa bạn đi nhờ xe. Cho, có thể là một chút tiền đặt vào thùng quyên góp cho người nghèo. Cho có thể là cho đi một cái ôm ai ủi khi người bên cạnh bạn tổn thương, đau khổ. Cho là rất nhiều điều trong cuộc sống này. Tuy rằng trong cuộc sống hiện đại nhiều bon chen, thế nhưng cũng có rất nhiều những nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hằng năm, mỗi khi mùa đông đến, các anh chị sinh viên tình nguyện lại gom áo ấm đem lên vùng cao tặng các em ở vùng núi khó khăn. Hay mỗi khi có lũ lụt thiên tai, cả nước lại cùng tay góp tiền để cứu giúp đồng bào chịu thiệt hại nặng nề. Tất nhiên, không phải khi nào sự sẻ chia cũng chỉ là những giá trị về vật chất. Đã từng có một câu chuyện rằng, khi một cô gái đang đi trên đường, gặp một người ăn xin. Cô lục lọi khắp người mà không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cô lại gần và cầm tay ông lão giữa ngày đông giá rét, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng ông cụ đã nói rằng: "Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. Và cái cô gái cho ông lão, có lẽ ai cũng hiểu, đó là hơi ấm của tình người. Mỗi người trong chúng ta nhiều khi không thể lựa chọn số phận cũng như cuộc sống của mình. Vì vậy, sự sẻ chia là vô cùng cần thiết. Nó làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn, làm cho người với người gần nhau hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình. Khi bạn bè có chuyện buồn, chúng ta nên hỏi thăm, động viên để bạn bớt buồn, cũng như cố gắng phấn đấu trong tương lai.

Cho và nhận phải luôn song hành với nhau trong cuộc sống, ta cho đi và ta cũng có quyền nhận lại. Cuộc sống luôn công bằng với tất cả chúng ta, ta cho đi tiền bạc ta nhận lại lòng kính trọng và biết ơn, ta cho đi nụ cười ta nhận lại nụ cười, ta cho đi lòng yêu thương ta nhận lại ấm áp. Cho đi không phải là khó nhưng cho đi phải thật lòng khi đó người nhận mới cảm thấy vui và thoải mái. Mọi người thường nói: cho đi là nhận lại gấp trăm lần bởi khi cho đi thì hạnh phúc và niềm vui của người ấy sẽ khiến mình vui lây và cảm thấy mọi thứ trở nên tươi đẹp hơn khi tạo ra sắc hồng cho cuộc sống. Cho và nhận trước hết là những cử chỉ cao đẹp của con người với con người. Cho và nhận khiến cuộc sống ấm áp hơn. Đối với những người ăn xin, một vài nghìn tiền lẻ cũng là một điều gì đó vô cùng to tát. Hay một nụ cười thân thiện với một con người đang rơi vào hoàn cảnh lạc lỏng là một hơi ấm sưởi ấm những trái tim cô đơn. Cuộc sống là vậy, cho đi thật ra vô cùng đơn giản, chẳng cần toan tính gì cứ thế cho đi đó chính là những điều chân thành nhất.

Trong cuộc sống của chúng ta, vẫn tồn tại những tấm lòng cao cả chỉ biết cho đi và không cần nhận lại một điều gì. Đó là các Mạnh Thường Quân gửi tiền quyên góp nhưng không để lại tên tuổi, đó là những người ngã xuống hi sinh thầm lặng để bảo vệ tổ quốc… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nhận mà không muốn cho. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Trong cuộc sống, nếu con người ta cạnh tranh để sống thì cho đi không được hiểu theo cái nghĩa đơn thuần nữa mà nó giống như một sự trao đổi. Cho đi thì ít nhưng muốn nhận lại thật nhiều. Vì danh lợi, vì tiền tài, vì những thứ vật chất tầm thường mà họ bóp méo hai chữ cho và nhận theo đúng nghĩa của nó. Mỗi chúng ta phải biết cho đi như chính cái nghĩa của chúng, luôn phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương.

Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn, vì vậy ai ai trong chúng ta cũng phải biết cho đi, hãy cho rồi hãy nghĩ đến việc nhận. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…”. Sống trong cuộc sống này, mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Phải cho đi rồi mới nghĩ đến chuyện nhận lại, trao yêu thương để nhận lại yêu thương sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy cho đi rồi sẽ được nhận lại, không nhận gì thì cũng đã được cho.

Mẫu 10

Mỗi người sinh ra trên đời đều có một sứ mệnh được thượng đế định sẵn được mang tên là số phận. Con người luôn tự hỏi làm sao để hoàn thành tốt sứ mệnh đó trong kiếp phù dung ấy, làm sao để họ có một cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn? Có lẽ câu trả lời ở ngay trước mắt ta thôi: “Chỉ có sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý”.

Ta biết rằng tạo hóa luôn có sự quân bình, vạn vật đều có một sự sống, giống như con người được sinh ra và họ tự chọn một cuộc sống cho riêng mình. Có người muốn cuộc sống giàu sang, có người muốn một cuộc sống đầy những phiêu lưu và có người lại chỉ muốn sống một cuộc sống vị tha, lương thiên, một cuộc sống giản dị mà đáng quý. Vì sao người ta lại nói rằng sống vì người khác là một cuộc sống đáng quý? Bởi lẽ, trong sâu thẳm mỗi con người đều có một chữ thiện, chữ thiện dẫn dắt chúng ta làm những điều tốt đẹp trong cuộc sống, khiến ta biết yêu thương đồng loại, sẻ chia và giúp đỡ những người khó khăn. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người dù bị che mắt bởi những bức màn đen tốt thì cái thiện trong họ vẫn tồn tại mà không bị mất đi. Và lẽ dĩ nhiên, khi con người sống luôn vì người khác với đức hy sinh cao cả thì cuộc sống của họ luôn được xã hội trân trọng.

Nếu coi thế giới là một dạng vật chất thì mỗi con người là một hạt phân tử bé nhỏ tồn tại thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong sự tồn tại của vật chất to lớn ấy. Con người từ khi sinh ra đã có những ràng buộc nhất định về mối quan hệ với những người xung quanh. Chúng ta không độc lập riêng rẽ mà tồn tại, chúng ta sống và dung hòa trong các mối quan hệ ấy. Và vì vậy, từ khi sinh ra con người đã định là không thể sống như cách loài thú sống theo bản năng, hành động vì mục đích sinh tồn của bản thân mình. Con người không thể sống chỉ vì bản thân mình mà còn sống vì người khác. Nếu sống cho riêng mình tức là vì mục đích của một cuộc đời riêng tư, muốn thỏa mãn nhu cầu riêng của bản thân mình và không hề nghĩ đến người khác. Đó là lối sống ích kỉ, sống chỉ biết ôm khư khư lấy quyền lợi về bản thân mình hay sống một cách buông thả chỉ để thỏa mãn bản thân mình. Một cuộc sống như vậy không bao giờ có thể tạo ra những giá trị quý giá cho con người, cho xã hội, không thể khiến cho xã hội phát triển, con người sống tốt đẹp hơn. Một cuộc sống ích kỉ như vậy thì không phải là một cuộc sống đáng trân trọng. Cuộc sống đáng trân trọng phải là cuộc sống vì người khác, hướng tới những giá trị xã hội nhân văn tốt đẹp, một cuộc sống quan tâm đến hạnh phúc của mọi người, sống không chỉ để cho mình mà còn là cho người, làm nên những giá trị tốt đẹp cho người khác. Và đây là cuộc sống mà xã hội đáng giá cao bởi không phải ai cũng có đủ tấm lòng để có thể sống vì người khác, gạt bỏ những vị kỷ cá nhân để tạo nên những giá trị tốt đẹp cho con người, cho xã hội.

Sống vì người khác thực ra không phải là điều gì quá cao xa với khả năng của mỗi chúng ta. Mỗi chúng ta đều có thể giúp đỡ một người nào đó theo khả năng của mình, đem những giá trị tốt đẹp đến cho xã hội bằng cách sống có ích, sống tử tế trong cuộc đời này. Những điều ấy góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn đồng thời cũng làm cho bản thân mình sống hạnh phúc hơn.

Vậy chúng ta phải làm gì để có một cuộc sống đáng quý? Trước hết bản thân mỗi người hãy tự tu dưỡng đạo đức và tâm hồn của mình. Hướng cho tâm mình đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy bắt đầu từ những điều nhỏ nhất như: giúp đỡ một bà cụ qua đường, chỉ đường cho em nhỏ lạc đường, hãy nhặt những chiếc lon bỏ lại nơi công cộng để giúp cô lao công bớt đi phần nào mệt nhọc, chỉ vậy thôi, có lẽ cuộc sống của chúng ta đã trở nên ý nghĩa hơn từ những điều nhỏ nhất.

Ngược lại trong xã hội hiện nay có những kẻ luôn có lối sống vị kỷ, nhỏ nhen, những kẻ có thể vì lợi ích của các nhân mà chà đạp lên giá trị của người khác, khiến người khác đau khổ. Những kẻ như vậy chúng ta cần phải lên án gay gắt và giải quyết triệt để hơn. Suy cho cùng, mỗi người nên có ý thức, tấm lòng và niềm tin, tin rằng khi ta sống vì người thì sẽ có người khác sống vì mình, chỉ khi ấy cuộc sống mới đáng quý, đáng được trân trọng.

Thử tưởng tượng nếu xung quanh ta toàn là những con người ích kỷ, chỉ biết sống vì mình, không bao giờ chú ý hay coi trọng thái độ hay hạnh phúc của những người xung quanh thì cuộc sống quanh ta sẽ ngột ngạt, chán ngán bao nhiêu? Và nếu thế giới chỉ toàn là những con người như vậy thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ có khái niệm về tình yêu thương ra đời và khi ấy, trên thế giới hoàn toàn mất đi gắn kết vì mỗi người chỉ lo cuộc sống riêng của mình và không bao giờ chịu hy sinh hay sống vì người khác. Một thế giới như vậy thật tù đọng, thiếu tình người. Đã từng có một câu nói: “Người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người nhất”, phải chăng cuộc sống mà khiến cho con người cảm thấy thỏa mãn nhất không phải là cuộc sống chạy theo nhu cầu cá nhân mình mà là một cuộc sống có thể đem lại những giá trị tốt đẹp cho người khác? Tuy nhiên, con người chúng ta cũng là một bản thể riêng biệt, mỗi người đều có những sứ mệnh và hành trình cuộc đời riêng, không thể lúc nào cũng mãi sống vì người khác mà có đôi khi cần sống cho chính bản thân mình nữa.

Ngay hôm nay, hãy khiến cho cuộc sống của mình đáng quý bằng cách gạt bỏ lòng vị kỷ và sống vì người khác. Và một ngày kia ta sẽ nhận ra ta đã sống những ngày tháng thật đáng trân trọng và sẽ chẳng bao giờ hối hận vì mình đã từng sống vị tha.

 

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi: Thế nào là yêu nước? (10 mẫu)

Xem đáp án » 13/07/2024 2,419

Câu 2:

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”.

a) Chuẩn bị

- Đọc kĩ lại văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng) và xem lại nội dung đọc hiểu của văn bản này,

- Xem mục Định hướng nêu trên để nắm vững các yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống xã hội

=>Xác định được vấn đề cần bàn luận.

=> Tìm hiểu các tư liệu liên quan đến vấn đề xã hội cẩn nghị luận đó (tư liệu thực tế, những chuyện đã nghe, đã đọc, chuyện đã chứng kiến hay trải nghiệm của bản thân,...).

=> Giải thích vấn đề và làm sáng tỏ ý kiến của mình bằng việc nêu ra lí lẽ và bằng chứng.

- Tập hợp những hiểu biết từ sách báo và đời sống thực tế về những lời dạy và tấm gương có lối sống cao đẹp, giản dị.

=>Tấm gương sống giản dị: chủ tích Tôn Đức Thắng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Bác Tôn là con người vô cùng giản dị, vẫn là người công nhân, vẫn giữ cái búa, cái kìm... và tự chữa lấy xe đạp của Bác. Bác Tôn của chúng ta là một con người như thế, một người công nhân tiêu biểu cho tinh thần cách mạng, đạo đức cách mạng cao quý nhất của giai cấp công nhân, của dân tộc Việt Nam, của Đảng chúng ta, của dân tộc Việt Nam chúng ta". Những hành động từ chối đặc lợi, đặc quyền được thể hiện rõ nét ở con người Chủ Tịch Tôn Đức Thắng với ba lần từ chối nhận nhà do Trung ương phân.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

+ Thế nào là giản dị?

=> Giản dị là lối sống đơn giản, bỏ qua những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng xã hội, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, không sống xa rời thực tại.

+ Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện nào?

=> Tính giản dị được biểu hiện qua những phương diện như lời ăn tiếng nói, lối sống, ăn mặc, hành động, bằng lòng với thực tại, không đòi hỏi cao từ phía người khác….

+ Tại sao cần sống giản dị?

=> Cần sống giản dị bởi: tạo cho chúng ta sự nhẹ nhàng, thoải mái cho cuộc sống, thoải mái cho mọi người xung quanh, tiết kiệm thời gian và tiền bạc…

+ Em biết những tấm gương nào về lối sống giản dị trong thực tế, sách báo,...?

=> Tấm gương về sống giản dị: chủ tịch Tôn Đức Thắng, chủ tịch Hồ Chí Minh…

+ Em có suy nghĩ như thế nào về việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị?

=> Việc rèn luyện cho mình lối sống giản dị là việc làm cần thiết: thay đổi nhận thức về tiền bạc, dành thời gian cho người thân yêu; bằng lòng với những gì mình có…

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

+ Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận, ví dụ: Những nhân vật vĩ đại lại thường là những người giản dị.

+ Nêu vấn đề: Cần sống giản dị.

Thân bài

+ Nêu quan niệm về lối sống giản dị? Ví dụ: Giản dị là lối sống đơn giản, cần kiệm.

+ Nêu biểu hiện của lối sống giản dị trong sinh hoạt đời sống (ăn, mặc, Ở, nói, viết,...).

+ Phân tích ý nghĩa của lối sống giản dị.

Ví dụ:

• Giản dị tạo nên sự hoà đồng, kết nối, cảm thông lớn với mọi người.

• Một số tấm gương đã chứng minh vẻ đẹp của lối sống giản dị.

+ Liên hệ với bản thân trong việc rèn luyện lối sống giản dị. Cần diễn đạt chân thật, cụ thể suy nghĩ của bản thân.

Kết bài

+ Khẳng định vai trò của lối sống giản dị. Ví dụ: Giản dị là một phẩm chất cao quý cần có ở mỗi con người

+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của em.

c) Viết

Dựa vào dàn ý đã làm, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau:

- Rèn luyện viết các đoạn văn: đoạn mở bài, đoạn kết bài, đoạn văn phát triển một ý ở thân bài,...

- Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo việc kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi về viết đã nêu ở Bài 6, mục d (trang 15).

Xem đáp án » 13/07/2024 2,040

Câu 3:

Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi: Tại sao cần tôn trọng đạo lí "uống nước nhớ nguồn" ? (10 mẫu)

Xem đáp án » 11/07/2024 1,377

Câu 4:

Viết bài văn nghị luận trả lời cho câu hỏi: Yêu tiếng mẹ đẻ có phải là yêu nước?

Xem đáp án » 13/07/2024 552

Bình luận


Bình luận