Câu hỏi:

22/12/2022 574

Từ văn bản “Xem người ta kìa!”, viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về giá trị của mỗi người trong cuộc đời (10 mẫu)

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn lý Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Mẫu 1

Một trong những điều cần thiết nhất mà con người phải làm, đó là nhận ra giá trị của mình trong cuộc đời. Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Điều đó làm nên sự khác biệt, khẳng định vị trí của mỗi người giữa thế giới hơn 7 tỉ người này. Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác bởi đó là sự so sánh khập khiễng. Đồng thời, giá trị không chỉ tồn tại ở cá nhân mà nó còn hướng đến tập thể, là những gì mà con người cống hiến, mang lại cho xã hội. Điều gì mà con người đóng góp cho xã hội sẽ tạo nên giá trị cho người đó. Ai sinh ra cũng mang trong mình những giá trị riêng biệt, vì vậy không nên tự ti khi mình không giỏi bằng người khác ở mặt này hay mặt khác. Điều quan trọng là biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.

Mẫu 2

Mỗi con người sinh ra, đến với thế giới này đều có những giá trị đặc biệt. Giá trị đó là ở tự thân của mỗi người, giống như viên ngọc đang đợi được mài sáng vậy. Đường phố sạch đẹp, xanh tươi và bầu không khí trong lành là công sức, vai trò của những công nhân vệ sinh môi trường. Đó là những giá trị thực, cần được nhìn nhận. Trong khi một người may mắn lành lặn, được học tập tử tế lại lầm đường lạc lối thành một kẻ phạm tội truy nã, một ca sĩ xinh đẹp hát hay lại lâm vào đường dây ma túy, mại dâm. Tôn trọng bản thân là hạt giống để sự tự tin lớn lên. Khi biết tôn trọng bản thân, ta dễ dàng tôn trọng người khác. Có những người tự tin thái quá, luôn đề cao bản thân mình, họ cho rằng họ luôn là nhất, nếu họ đứng thứ hai thì cũng chẳng có ai đứng ở vị trí số một. Chính vì tự tin thái quá và tự phụ nên họ có cái nhìn không đúng về giá trị của những người xung quanh. Cần cố gắng bộc lộ hết khả năng của mình để khẳng định mình nhưng không tự tin thái quá về năng lực của bản thân, tự tin thái quá dễ dẫn đến thất bại vì không chịu học hỏi từ người xung quanh. Đừng coi ta bé nhỏ, sống làm sao cho ta lớn hơn, trưởng thành hơn!

  Mẫu 3

Có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy bản thân mình thật vô dụng, những lúc như thế hãy tự nhủ rằng “chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị sẵn có sẵn và chính bạn hơn ai hết, trước ai hết phải hết mình phải nhận ra những giá trị đó”, “giá trị có sẵn” là những giá trị bản thân vốn có và để nhận ra nó. Con người cần phải kiên nhẫn từng ngày, từng giờ, nỗ lực làm việc, học tập, chúng ta có thể không thông minh nhưng chúng ta có sự chuyên cần để bù đắp. Có thể chúng ta là người không hát hay, nhưng đổi lại chúng ta là người không bao giờ trễ hẹn. Cuộc sống là vậy luôn rất công bằng, bạn có thể không có những khả năng đặc biệt. Những năng khiếu trời phú, những ẩn sâu bên trong bạn là những giá trị tốt đẹp và trước ai hết bạn phải sớm nhận ra nó để có thể phát huy thật tốt những điểm mạnh của mình.Nguyễn Ngọc Ký Nhà giáo ưu tú của Việt Nam, dù bị liệt hai tay nhưng nhận ra rằng đôi chân mình cũng có thể viết được thầy, đã cố gắng nỗ lực rất nhiều và bằng sự thông minh cùng nỗ lực thầy đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng có thể nhận ra những giá trị sẵn có của bản thân, những người chỉ biết than thân trách mình vô dụng mà không biết tìm kiếm những giá trị sẵn có. Nhiều người lại cảm thấy xấu hổ với những giá trị của mình không bằng người khác, mỗi người trong chúng ta hãy phê phán những người có những suy nghĩ tiêu cực sai lầm trên, hãy cố gắng tìm ra những giá trị vốn có của mình để tự tin làm những điều mình muốn. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta hãy cố gắng học tập, phát huy thật tốt những giá trị của bản thân và những công việc trong cuộc sống hàng ngày. 

Mẫu 4

Ai cũng có cái riêng của mình. Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được cái riêng, giá trị của bản thân mình. Khi ý thức được giá trị của bản thân là khi biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Lúc ấy chúng ta sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những khả năng, sở thích vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình chúng ta cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Hành trình để khẳng định cái riêng của mình còn đòi hỏi mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân chúng ta.

Mẫu 5

Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo, có người tài giỏi, có người kém hơn nhưng ai cũng có trong mình những giá trị bản thân cần được tôn trọng. Giá trị bản thân dù lớn lao hay nhỏ bé thì nó cũng là yếu tố cốt lõi tạo nên con người bạn, không lẫn với bất kì một ai. Giá trị bản thân không nằm ở việc bạn làm gì, có chức tước gì hay là kiếm được bao nhiêu tiền, nó cũng không nằm ở một kết quả nhất thời mà chính quá trình ta chinh phục cái đích mới là sự thể hiện rõ ràng nhất của giá trị con người. Có những người sinh ra không có trí thông minh cực đỉnh nhưng suốt quãng đường học tập họ luôn chăm chỉ, chịu khó vươn lên. Chính sự miệt mài không quản khó khăn đã để lại trong lòng người khác một sự kính nể và tôn trọng. Có những người, làm chức to, ông này bà kia nhưng lại không nhận được sự tôn trọng của người khác. Bởi vì sao? Chức tước đó là do họ mua chuộc bằng tình, bằng tiền và do những mối quan hệ không sòng phẳng. Thực chất thì họ không có đủ khả năng và trí tuệ để có thể làm được công việc đó. Ở một địa vị cao sang nhưng không thanh liêm thì người khác cũng nhìn vào bằng con mắt khinh thường, chế giễu. Giá trị của bản thân được gây dựng bằng chính đôi bàn tay của chủ thể. Chẳng ai quan tâm bạn bắt đầu, xuất phát ở chỗ nào và cái đích bạn đạt được có cao hay không, chỉ cần quá trình bạn đi đến mục đích nó được xây dựng trên chính nỗ lực và ý chí của bạn. Con đường đi đến thành công chưa bao giờ là bằng phẳng và dễ dàng, nó đầy rẫy những gian nan và thử thách. Chính quá trình vượt qua khó khăn ấy con người mới bộc lộ phẩm chất và giá trị bản thân mình. Đừng đánh giá một ai đó qua cái nhìn mà bạn thấy trước mắt, hãy suy xét thật kĩ lưỡng thực chất bên trong của chúng, bởi vì giá trị sẽ chẳng bao giờ là kết quả ở một thời điểm nhất định, nó là cả một quá trình, một con đường dài mà con người phải trải qua bằng chính sức lực và đôi chân của mình.

Mẫu 6

Khi sống theo giá trị bản thân của mình, bạn cảm thấy tốt hơn và tập trung hơn vào việc làm những điều quan trọng đối với bạn. Trong hướng dẫn này, bạn sẽ thấy cách đạt được điều đó.

Giá trị bản nhân là những thứ quan trọng đối với bạn, là những đặc điểm và hành vi thúc đẩy bạn và định hướng các quyết định của bạn. Ví dụ, có thể bạn coi trọng sự trung thực. Bạn tin vào sự trung thực ở mọi nơi có thể và bạn cho rằng điều quan trọng là phải nói những gì bạn thực sự nghĩ. Khi bạn không nói ra suy nghĩ của mình, bạn có thể cảm thấy thất vọng về chính mình. Hoặc có thể bạn coi trọng lòng tốt. Bạn giúp đỡ người khác và bạn hào phóng dành thời gian và nguồn lực của mình cho những mục đích xứng đáng hoặc cho bạn bè và gia đình.

Đó chỉ là hai ví dụ về giá trị cá nhân trong số rất nhiều. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình và chúng có thể hoàn toàn khác nhau. Một số người có tính cạnh tranh, trong khi những người khác coi trọng sự hợp tác. Một số người coi trọng sự mạo hiểm, trong khi những người khác lại thích sự an toàn.

Giá trị bản thân quan trọng bởi vì bạn có thể cảm thấy tốt hơn nếu bạn đang sống theo các giá trị của mình và cảm thấy tồi tệ hơn nếu bạn không làm như vậy. Điều này áp dụng cho cả những quyết định hàng ngày và những lựa chọn lớn hơn trong cuộc sống. Ví dụ, nếu bạn coi trọng sự phiêu lưu, bạn có thể sẽ cảm thấy ngột ngạt nếu để mình bị cha mẹ hoặc những người khác tạo áp lực phải đưa ra những lựa chọn “an toàn” như một công việc văn phòng ổn định và một cuộc sống gia đình ổn định. Đối với bạn, nghề nghiệp liên quan đến du lịch, bắt đầu kinh doanh riêng hoặc các cơ hội mạo hiểm khác có thể thích hợp hơn. Mọi người đều khác nhau và điều gì khiến bạn hạnh phúc có thể khiến người thân của bạn cảm thấy lo lắng hoặc mệt mỏi. Xác định các giá trị bản thân của bạn và sau đó sống theo chúng có thể giúp bạn cảm thấy thỏa mãn hơn và đưa ra những lựa chọn khiến bạn hạnh phúc, ngay cả khi chúng không có ý nghĩa đối với người khác. Bạn sẽ thấy cách thực hiện điều đó trong các phần sau.

Có nhiều lúc bạn không xác định được giá trị bản thân của mình? Bạn không biết mình làm tốt việc gì và muốn gì? Làm sao để biết được đâu thật sự là những giá trị của mình? Đừng lo lắng! Thật ra, bạn có nhiều tài năng và khả năng tiềm ẩn liên quan đến công việc nhiều hơn bạn tưởng.

Stephen Covey – Doanh nhân và diễn giả nổi tiếng ở Mỹ chia sẻ “Hãy chắc chắn khi bạn đặt chân lên nấc thang thành công thì nó phải dựa vào bức tường phù hợp nhất.” Nếu bạn theo đuổi con đường không thuộc về mình, dù đạt được mục tiêu nhưng vẫn không thấy thỏa mãn với thành quả đạt được? Hãy xem xét lại con đường bạn đang đi. Nó bắt nguồn từ việc lắng nghe trực giác của chính mình. Bất kỳ lúc nào bạn gặp phải vấn đề gì, hãy nhìn lại mình và tự hỏi “Tôi thật sự muốn gì?”. Chủ động lắng nghe tiếng lòng của bạn. Nó sẽ đưa bạn đến nơi cần đến.

“Thất bại là mẹ thành công”. Mọi điều sẽ không diễn ra theo ý bạn mong muốn. Nếu gặp thất bại, hãy tĩnh tâm suy nghĩ về tính cách bản thân và cách thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, luôn chắc chắn những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc chứ không phải để tạo ấn tượng với mọi người. Hãy bắt đầu với những bài tập nhỏ như tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc mọi vấn đề, học cách thích nghi với những điều mới mẻ. Bạn có thể hoàn thiện kỹ năng sống của mình để nhận ra rõ hơn giá trị bản thân.

Tìm hiểu về quá khứ cũng là phương pháp khoa học để xác định giá trị thực của mình. Chẳng hạn hành xử lúc bạn gặp áp lực hay cách sử dụng tiền? Việc trả lời những câu hỏi sẽ làm bạn rút ra giá trị nổi bật của bản thân khi rơi vào hoàn cảnh đó. Chỉ khi bạn hiểu rõ các giá trị sống của bản thân, bạn sẽ tạo dựng cho mình một nền tảng tự tin chắc chắn.

“Chúng ta suy nghĩ và tin như thế nào thì chúng ta sẽ trở thành người như thế ấy”. Chính bạn chứ không phải một ai khác mang lại giá trị cho bản thân mình. Đừng để bị hạn chế vì những định kiến hay những suy nghĩ hạn hẹp của chính mình. Hãy khát khao và nghĩ về những điều lớn lao, tốt đẹp hơn. Mức độ đánh giá bản thân quyết định hình ảnh chủ quan của bạn. Đây chính là cách bạn nhìn nhận và suy nghĩ về bản thân trong các mối quan hệ hàng ngày.

Cho dù ngoại hình, sức khỏe, vị thế hay khả năng… của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về giá trị bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta đều đang sở hữu một tài năng tiềm ẩn, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách riêng… Hãy khám phá chúng và phát triển thành công hơn.

Giá trị quan trọng nhất của con người là sự chính trực. Thực tế cuộc sống đã chứng minh “Sự chính trực không chỉ là một giá trị, mà nó đảm bảo cho tất cả các giá trị khác”. Mức độ chính trực càng cao thì chúng ta càng thấy mạnh mẽ hơn trong công việc Hãy để chính mình lên tiếng, tự khám phá ra sở thích thật của mình, đừng cố bó buộc mình theo quan điểm của bất kỳ ai, bất kỳ điều gì, hãy tự khám phá ra sở thích thật sự của mình, và thậm chí khi đó bạn có thể phát hiện ra rằng sở thích của mình thay đổi tùy theo mỗi ngày, tùy theo tâm trạng.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có những quan điểm, suy nghĩ của riêng mình! Cần nhận biết xem mình thích điều gì và không thích điều gì. Hãy học cách tôn trọng giá trị bản thân, vượt lên ý kiến của người khác, miễn là nó giúp bạn cảm thấy thoải mái tự tin khi nhìn nhận tất cả mọi việc.

Mẫu 7

Mỗi con người sinh ra đều có những đặc điểm, cá tính riêng. Để đạt được những thành công mà chúng ta mong đợi, trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ giá trị của bản thân mình.

Vậy thế nào là giá trị của bản thân? Giá trị của bản thân là những điều cốt yếu tạo nên mỗi con người bao gồm ngoại hình, tính cách, cá tính, nhân phẩm, ý chí. Mỗi con người đều có những đặc điểm và giá trị khác nhau tạo nên dấu ấn riêng biệt của người đó. Nhờ có những giá trị riêng biệt của bản thân mà con người có những khả năng khác nhau, tư duy khác nhau tạo nên sự đa dạng cho cuộc sống, cho xã hội. Xã hội phát triển là nhờ vào những giá trị riêng biệt của nhiều cá nhân tạo thành. Nếu con người không có những giá trị riêng biệt, xã hội sẽ bão hòa, không có những sự phong phú, đa dạng ngành nghề,… và dần dần xã hội mất đi niềm vui, con người sẽ biến thành những chiếc máy. Chính vì thế, mỗi người cần phải tự nhận biết được những giá trị riêng biệt của bản thân để phát triển mình và tìm cho mình hướng đi thích hợp nhất.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người không nhận biết được những giá trị của mình mà chỉ nghe theo sự sắp xếp của cha mẹ, của người khác, sống cuộc sống không vui không buồn. Lại có những người quá tự cao tự đại, ảo tưởng về giá trị của bản thân mình cho mình là hơn người,… những người này đáng bị thẳng thắn phê phán.

Mỗi người có cá tính, một giá trị bản thân khác nhau. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Mẫu 8

Cuộc sống của chúng ta là một hành trình dài tìm kiếm và khẳng định giá trị của bản thân. Liệu bạn đã hiểu đúng giá trị của bản thân mình, liệu giá trị bản thân là ở vẻ ngoài hào nhoáng. Nhưng “Cái giá trị của một người không đo bằng địa vị, bằng cấp mà đo bằng sự ích lợi của người đó đối với đồng bào, xã hội ngoài công việc mà người đó làm để mưu sinh”.

Giá trị bản con người là ở những nội lực sẵn có trong mỗi cá nhân, là trí tuệ, sắc đẹp, nhân cách… Giá trị của một con người còn là những việc làm cụ thể mà con người đó dùng để phục vụ cộng đồng, xã hội. Giá trị của con người không phải chỉ toát lên ở sắc đẹp, những khối tài sản khổng lồ người đó sở hữu mà quan trọng nhất vẫn là toát lên ở nhân cách cao đẹp, lối sống vị tha, sẵn sàng hy sinh, phục vụ cho cộng đồng, dân tộc.

Trong cuộc sống, ngoài sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng, mỗi chúng ta cần phải ý thức được giá trị của bản thân mình. Khi bạn ý thức được giá trị của bản thân tức là khi bạn đã biết được điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Và lúc ấy bạn sẽ biết làm thế nào để phát huy tối đa những tiềm lực vốn có của mình và sửa chữa những khuyết điểm còn tồn tại. Đồng thời khi đã biết những điểm mạnh của bản thân cũng giúp chúng ta tự tin trong hành động, luôn luôn cố gắng để đạt tới cái đích mà mình đã lựa chọn. Ngược lại, nếu đến chính giá trị của bản thân mình bạn cũng không hiểu thì thật khó để lựa chọn được con đường đúng đắn, thiếu tự tin với chính quyết định của mình. Và từ đó cũng dễ dàng gặp thất bại.

Giá trị của mỗi con người không nằm ở khối tài sản khổng lồ mà anh ta có được. Nếu một người có khối tài sản lớn, mỗi năm kiếm hàng triệu đô, nhưng lại chỉ biết nghĩ cho mình, không biết nhường cơm, sẻ áo cho những người có số phận bất hạnh, lúc đó giá trị của bạn vẫn chưa được khẳng định. Ngược lại, một người có tài sản ít hơn, nhưng có trái tim nhân hậu, luôn giúp đỡ những người quanh mình, để cuộc sống của mọi người được tốt đẹp hơn. Chỉ khi ấy con người mới khẳng định được giá trị của mình. Như vậy, giá trị của con người không phải số tiền anh tích lũy được mà là cách ứng xử nhân văn của anh ta với số tiền mà anh ta làm ra.

Giá trị của một con người cũng không nằm ở nhan sắc mà họ sở hữu. Trước hết, ta cũng cần khẳng định rằng, nhan sắc cũng là một giá trị riêng của con người, nhưng nó không phải là yếu tố chính, yếu tố quyết định làm nên giá trị đích thực của một con người. Vì nhan sắc cũng sẽ tàn phai theo năm tháng, chỉ có những việc bạn phục vụ cộng đồng là còn mãi với thời gian. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Trăm năm bia đá cũng mòn/Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” là cũng vì lẽ đó. Nếu bạn làm được những việc tốt, phục vụ cộng đồng xã hội chắc chắn tiếng thơm sẽ lưu danh muôn thuở.

Albert Einstein, cha đẻ của ngành vật lý hiện đại, với thuyết tương đối của mình đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong ngành vật lý hiện đại, là kim chỉ nam của lĩnh vực khám phá vũ trụ. Thomas Alva Edison với hơn một nghìn phát minh, trở thành nhà khoa học vĩ đại nhất của lịch sử loài người… Và rất nhiều nhà khoa học khác, có những đóng góp to lớn, vĩ đại cho sự phát triển của xã hội hiện đại. Còn ở đất nước ta không thể không nhắc đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, người đã đem lại ánh sáng của tự do, hạnh phúc cho dân tộc, giải phóng dân tộc ta khỏi kiếp lầm than, nô lệ. Những con người vĩ đại này, hàng ngàn, thậm chí hàng vạn năm sẽ mãi được mọi người nhớ đến và biết ơn những gì họ đã đóng góp cho nhân loại. Như vậy, ta có thể thấy rằng, giá trị đích thực của một con người là nằm ở những gì anh ta đã cống hiến, phục vụ cho cộng đồng, xã hội.

Mỗi cá nhân là một thực thể riêng biệt, độc đáo, mỗi người có giá trị riêng. Có những người ngay từ khi sinh ra đã có những ưu điểm nổi trội, nhưng lại có những người cần rèn luyện, phấn đấu để tạo ra giá trị đích thực của mình. Dù là giá trị sẵn có hay cố gắng xây dựng thì mỗi chúng ta hàng ngày hàng giờ vẫn phải không ngừng nỗ lực, cố gắng, rèn rũa bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cách để các bạn tạo ra giá trị bản thân không gì khác chính là học tập, tu dưỡng đạo đức. Hãy là con ngoan, trò giỏi, nhiệt tình giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ, hăng hái tham gia các hoạt động phong trào để trau dồi kỹ năng cho chính mình. Rèn luyện bản thân ở thời điểm hiện tại chính là cách để bạn khẳng định giá trị của mình ở tương lai.

Hành trình để khẳng định giá trị của chính mình không hề là hành trình đơn giản. Mà nó là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, hành trình của khẳng định tri thức và rèn luyện nhân cách. Không có quả ngọt nào được hưởng thụ mà không phải trải qua đắng cay, thất bại, và hành trình đi đến giá trị của mình cũng vậy. Bản thân mỗi người cần nỗ lực, cố gắng hết mình để tìm thấy giá trị đích thực của bản thân.

Mẫu 9

Sophia đã từng nói rằng: “Vượt lên phía trước là công việc đòi hỏi lòng tin tưởng khát khao vào bản thân. Đó là vì sao vài người tài năng tầm thường nhưng có chí tiến thủ lớn lao lại đi xa hơn nhiều những người với tài năng vượt trội hơn hẳn”. câu nói đã khẳng định giá trị của bản thân không phải do thiên bẩm, hay người khác định lượng mà chính sự kiên cường, bền bỉ của mỗi chúng ta quyết định.

Hiểu một cách đơn giản, giá trị bản thân là những yếu tố, năng lực vốn có trong mỗi người tạo nên một thành quả nào đó. Giá trị bản thân không phân lớn nhỏ, ít nhiều mà nó để khẳng định cốt cách của chính mình với cuộc đời.

Vì sao giá trị của mỗi người lại do chính chúng ta quyết định? Mỗi chúng ta sinh ra, chưa ai định sẵn một giá trị, đều giống nhau. Bạn đừng nghĩ rằng mình sinh ra trong một gia đình giàu có, gia thế hiển hách thì khi ấy giá trị của bạn đã được định lượng. Cùng đừng nghĩ khi bạn sinh ra trong một gia đình nghèo khó thì vĩnh viễn bạn sẽ không có giá trị. Đó đều là những suy nghĩ sai lầm. Bởi vốn sinh ra bạn chưa xác lập giá trị, mà giá trị của mỗi người được xác lập qua thời gian, qua trải nghiệm, qua nỗ lực và cố gắng.

Mỗi chúng ta ai chẳng có khuyết điểm chẳng có lỗi lầm. Bạn có thể không xinh đẹp, không thông minh, không giỏi giang… nhưng bạn lại có tấm lòng đôn hậu, lại có trái tim nồng nhiệt, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Đó chính là giá trị của bạn. Nếu bạn giỏi giang, thành đạt, lại đem những điều mình làm được phục vụ cho cộng đồng, xã hội, ấy chính là giá trị của bạn. Giá trị của bạn không phân biệt nhỏ bé, hay to lớn, chỉ cần nó do bạn tạo ra, làm cho tâm bạn hạnh phúc, thanh thản, làm cho người khác có cuộc sống tốt hơn. Đó chính là giá trị lớn nhất của mỗi con người. Khi chúng ta hiểu được ưu điểm, nhược điểm của bản thân, biết chế ngự, khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm, điều đó cũng khiến cho chúng ta thêm phần tự tin vào chính mình. Chỉ khi bạn tin vào chính mình, tin vào những điều mình làm thì khi ấy bản thân mới thực sự có giá trị.

Trong cuộc sống, khi trưởng thành, khao khát khẳng định giá trị bản thân ngày càng mãnh liệt hơn. Bởi khi khẳng định được mình chính là lúc bạn là người có vị thế, chỗ đứng trong xã hội. Và trên hành trình tìm kiếm câu trả lời về giá trị bản thân chúng ta sẽ có vô vàn câu hỏi đặt ra: giá trị bản thân là gì? Làm thế nào để khẳng định giá trị bản thân? Làm thế nào để mọi người tôn trọng?... mỗi người sẽ có những cách thức khác nhau để khẳng định mình. Có thể là học tập thật giỏi, mang tài năng để thi cử, để phục vụ đất nước. Có người lại đem tấm lòng của mình để giúp đỡ mọi người. Có rất nhiều cách khác nhau để khẳng định giá trị của mình.

Nhưng chúng ta cũng cần thấy rằng không nên tự tin thái quá về chính mình. Có rất nhiều người rơi vào thói tự tin thái quá vào bản thân. Luôn cho rằng mọi việc mình làm là đúng, mọi quyết định mình đưa ra là chính xác mà không tham khảo những ý kiến của người khác. Bởi quá tự tin vào mình, luôn cho rằng mình đứng trên đỉnh vinh quang, nên họ sẽ có những nhận thức sai lầm về những người xung quanh, đánh giá thấp năng lực của họ, không thích kết hợp làm việc với người khác. Ngược lại một số người lại quá tự ti với mình, luôn cho rằng bản thân mình kém cỏi nên chưa bao giờ dám làm, dám nghĩ bất cứ điều gì. Cuộc sống của họ trở nên thụ động, mặc kệ sự sắp đặt của người khác cho số phận của chính mình. Bản thân mỗi người là một giá trị, sự e dè, sợ hãi, hay tự tin thái quá chỉ khiến cho giá trị của bản thân bị hạ thấp.

Giá trị của mỗi con người không nằm ở việc bạn được sinh ra ở đâu, do ai sinh ra, mà là ở chính các bạn. Nếu ta không ngừng nỗ lực chăm chỉ, kiên trì dù không quá thông minh, nhưng chắc chắn cũng sẽ đạt được ước nguyện. Dù bạn còn nhiều khuyết điểm, đôi khi còn phạm sai lầm nhưng chỉ cần bạn nhận ra khuyết điểm và sửa chữa lỗi lầm sẽ giúp bản thân mình có giá trị. Giá trị thực sự của bản thân là không ngừng nỗ lực, cố gắng, kiên gan. Giá trị của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, không có muộn, không có sớm, chỉ có bắt đầu và không bao giờ kết thúc. Giá trị của mỗi người đôi khi không được bộc lộ, bởi vậy khi nhìn nhận đánh giá bất cứ ai cũng cần có cái nhìn sâu sắc, toàn diện.

Hiểu được giá trị của mình, những sai lầm, khuyết thiếu sẽ giúp chúng ta không ngừng nỗ lực cố gắng. Đừng quá tự kiêu, cũng đừng quá tự ti, hãy tự tin bộc lộ cá tính của chính mình, nhưng cũng phải biết lắng nghe và thấu hiểu những người xung quanh. Hãy sống một cuộc đời đầy bản lĩnh, đầy yêu thương và vị tha.

Mẫu 10

Con người sinh ra không có ai là hoàn hảo, có người tài giỏi, có người kém hơn nhưng ai cũng có trong mình những giá trị bản thân cần được tôn trọng. Giá trị bản thân dù lớn lao hay nhỏ bé thì nó cũng là yếu tố cốt lõi tạo nên con người bạn, không lẫn với bất kì một ai. Và chúng ta, ai cũng cần tự tin và tôn trọng chính bản thân mình cũng như tôn trọng những người xung quanh dù họ có là ai đi nữa.

Có một sự thật mà ai cũng phải thừa nhận rằng, con người ai cũng có khuyết điểm, chẳng có ai là tốt đẹp về mọi mặt, được cái này thì mất cái kia, đó là quy luật của cuộc sống không ai có thể phủ nhận. Vậy nên chúng ta không được mặc cảm khi bản thân mình không phải là một người tài giỏi, vĩ đại. Chúng ta có thể không xinh đẹp nhưng ta lại là một đứa con ngoan, ta có thể không hát hay nhưng ta lại nấu ăn giỏi, cũng có thể ta không học giỏi nhưng ta là chịu khó, siêng năng… Ai cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng, hiểu được điều này, con người sẽ thêm tự tin hơn về bản thân mình cũng như nhìn người khác bằng ánh mắt tôn trọng, dù họ có nhiều khuyết điểm cũng không được phép chê bai, khinh thường. Vì chúng ta biết rằng, dù là ai, dù lớn lao hay nhỏ bé cũng đều có những giá trị riêng của bản thân để ta tôn trọng họ hơn. Ta sẽ thấy được những điểm giống nhau của một danh nhân tài ba với một cậu bé bán vé số hay một bà thím bán cá ở chợ. Mỗi người một nghề nghiệp, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau nhưng ở họ đều có chung giá trị của bản thân mình để ai cũng phải tôn trọng, ai cũng phải công nhận.

Trong cuộc sống, con người luôn sống trong những câu hỏi về giá trị của chính mình. Hàng loạt những câu hỏi luôn được đặt ra như: Mình đang đứng ở vị trí nào? Mình là người như thế nào trong mắt mọi người? Hay phải làm sao để nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh? Chúng ta cứ sống và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó. Hiểu và tìm kiếm giá trị bản thân là nhu cầu chính đáng của con người bởi vì “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”, nhưng mỗi người lại có cách nhìn nhận khác nhau. Có những người tự tin thái quá, luôn đề cao bản thân mình, họ cho rằng họ luôn là nhất, nếu họ đứng thứ hai thì cũng chẳng có ai đứng ở vị trí số một. Chính vì tự tin thái quá và tự phụ nên họ có cái nhìn không đúng về giá trị của những người xung quanh. Vì họ cho rằng mình là nhất nên họ thường coi thường người khác, cho rằng suy nghĩ hay hành động của mình đều là đúng và buộc người khác phải nghe theo. Họ tự phụ không nghe bất cứ ai, luôn làm theo ý mình, không có sự phối kết hợp với người khác. Ngược lại có những người lại vô cùng tự ti với chính bản thân họ. Họ luôn cảm giác mình là người kém cỏi, không làm được trò trống gì. Chính sự tự ti đã làm cho họ trở nên rụt rè, không dám khẳng định cái tôi. Có những người, họ có thể làm được nhưng họ lại sợ hãi, lo lắng rằng mình không thể cho nên nhiều tài năng của họ luôn bị chôn vùi. Có những người họ thừa sức để làm được nhưng vì mặc cảm, tự ti nên họ chỉ biết im lặng và đứng nhìn người khác. Và cứ thế, họ dần dần chôn giấu giá trị của chính mình, khép mình vào cái vỏ do họ tự tạo nên. Mỗi người có một cách nhìn nhận, một cách thể hiện khác nhau về giá trị của bản thân. Dù là ai thì cũng nên bộc lộ hết khả năng của mình, đúng thì mọi người tán dương, sai thì sửa chữa để rút ra kinh nghiệm. Dù có thế nào thì cũng hãy sống hết mình.

Giá trị bản thân không nằm ở việc bạn làm gì, có chức tước gì hay là kiếm được bao nhiêu tiền, nó cũng không nằm ở một kết quả nhất thời mà chính quá trình ta chinh phục cái đích mới là sự thể hiện rõ ràng nhất của giá trị con người. Có những người sinh ra không có trí thông minh cực đỉnh nhưng suốt quãng đường học tập họ luôn chăm chỉ, chịu khó vươn lên. Chính sự miệt mài không quản khó khăn đã để lại trong lòng người khác một sự kính nể và tôn trọng. Có những người, làm chức to, ông này bà kia nhưng lại không nhận được sự tôn trọng của người khác. Bởi vì sao? Chức tước đó là do họ mua chuộc bằng tình, bằng tiền và do những mối quan hệ không sòng phẳng. Thực chất thì họ không có đủ khả năng và trí tuệ để có thể làm được công việc đó. Ở một địa vị cao sang nhưng không thanh liêm thì người khác cũng nhìn vào bằng con mắt khinh thường, chế giễu.

Giá trị của bản thân được gây dựng bằng chính đôi bàn tay của chủ thể. Chẳng ai quan tâm bạn bắt đầu, xuất phát ở chỗ nào và cái đích bạn đạt được có cao hay không, chỉ cần quá trình bạn đi đến mục đích nó được xây dựng trên chính nỗ lực và ý chí của bạn. Con đường đi đến thành công chưa bao giờ là bằng phẳng và dễ dàng, nó đầy rẫy những gian nan và thử thách. Chính quá trình vượt qua khó khăn ấy con người mới bộc lộ phẩm chất và giá trị bản thân mình. Đừng đánh giá một ai đó qua cái nhìn mà bạn thấy trước mắt, hãy suy xét thật kỹ lưỡng thực chất bên trong của chúng, bởi vì giá trị sẽ chẳng bao giờ là kết quả ở một thời điểm nhất định, nó là cả một quá trình, một con đường dài mà con người phải trải qua bằng chính sức lực và đôi chân của mình.

Hiểu được giá trị bản thân, chúng ta phải không ngừng cố gắng học tập để hoàn thiện mình. Biết nhìn nhận đúng đắn về vị trí của mình, không nên quá tự tin nhưng cũng đừng quá tự ti. Hãy sống bằng chính con người bạn, đừng sống vì người khác cũng đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người, đó là điều không thể và cũng không cần thiết. Chỉ cần ta sống chân thành và hài lòng về bản thân, như vậy là đủ rồi.

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Ai cũng có cái riêng của mình (10 mẫu)

Xem đáp án » 13/07/2024 3,093

Câu 2:

Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ?

Xem đáp án » 13/07/2024 994

Câu 3:

Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình hay không? Vì sao?

Xem đáp án » 13/07/2024 948

Câu 4:

Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa gì?

Xem đáp án » 13/07/2024 851

Câu 5:

Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách để nêu vấn đề cần bàn luận?

Xem đáp án » 22/11/2022 495

Câu 6:

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa! (10 mẫu)

Xem đáp án » 22/12/2022 400

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Sách cho 2k7 ôn luyện THPT-vs-DGNL