Câu hỏi:
27/12/2022 596Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. M và em trai là chị em sinh đôi, học cùng lớp với nhau. Chủ nhật tuần này nhà trường tổ chức buổi tham quan ở khu dự trữ sinh quyển của tỉnh. M và em trai đều muốn đi nhưng mẹ lại chỉ cho em trai đi, mẹ bảo M là chị thì phải nhường em, ở nhà phụ giúp bố mẹ trồng và chăm sóc cây cảnh. Đây không phải lần đầu em trai M được bố mẹ cho đi chơi, tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao ở trường, ở khu phố nhưng M thì không được đi. M không hài lòng về việc phân biệt đối xử của bố mẹ.
Câu hỏi:
a/ Cách đối xử của bố mẹ M như vậy có đúng không? Vì sao?
b/ Nếu là M, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào để bố mẹ cho tham gia các hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp và khu dân cư?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Cách đối xử của bố mẹ M như vậy không đúng. Vì:
+ Bố mẹ M đã vi phạm Điều 17 Luật Trẻ em năm 2016 (trẻ em được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi).
+ Bố mẹ M cũng chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con cái khi phân biệt đối xử giữa các con.
- Yêu cầu b) Nếu là M, em cần giải thích hoặc nhờ người khác giải thích cho bố mẹ hiểu quyền bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi và dù là trai hay gái thì trẻ em cần được cân đối thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, tham gia vui chơi giải trí như nhau, bảo đảm phát triển trí tuệ và thể lực.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Câu 2:
Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Tình huống. Q là con trai duy nhất trong gia đình nên bố mẹ rất nuông chiều. Mỗi khi Q xin tiền, bố mẹ đều đáp ứng ngay mà không hỏi lý do, mục đích sử dụng. Q thường hay khoe với bạn: “Ở nhà, mình muốn gì bố mẹ cũng chiều hết”. Biết nhà Q có nhiều tiền, T và E đã rủ Q chơi điện tử ăn tiền, cá độ bóng đá, sử dụng ma túy. Khi biết chuyện, bố mẹ Q rất lo lắng nhưng không biết làm sao để giúp con thoát khỏi tệ nạn xã hội.
Câu hỏi: Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên nhân khiến bạn Q vướng vào tệ nạn xã hội?
Câu 4:
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
+ Ý kiến 1. Khi phát hiện hành vi tổ chức, môi giới mại dâm, chúng ta nên lờ đi, coi như không biết vì đây là “vấn đề tế nhị”.
+ Ý kiến 2. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.
+ Ý kiến 3. Tổ chức đánh bạc với quy mô nhỏ thì không vi phạm pháp luật.
+ Ý kiến 4. Những người có điều kiện, có tiền thì được phép sử dụng chất ma tuý.
Câu 7:
Trong tình huống sau đây, chủ thể nào đã vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
Tình huống: Bạn T và bạn K (cùng 14 tuổi) thường xuyên sang nhà bà H để tụ tập đánh bạc ăn tiền. Tại đây, T và K bị bà H dụ dỗ hút thuốc phiện và bị nghiện. Anh M (con trai bà H) biết sự việc nhưng giữ kín, không nói với ai. Một hôm, T và K đang hút thuốc phiện tại nhà bà H thì bị công an bắt quả tang.
về câu hỏi!