Câu hỏi:

12/07/2024 476

Phân tích đặc điểm một nhân vật trong tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều tập một mà em có ấn tượng và yêu thích (10 mẫu)

Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).

Tổng ôn toán Tổng ôn lý Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện đã học ở sách Ngữ văn 7 Cánh diều tập một và nhân vật mà em có ấn tượng và yêu thích

- Thân bài:

+ Miêu tả ngoại hình, xuất thân của nhân vật

+ Tính cách, hành động, suy nghĩ của nhân vật

+ Những phẩm chất mà nhân vật thể hiện trong văn bản

+ Chi tiết em ấn tượng nhất về nhân vật

- Kết bài: Cảm nhận chung của em về nhân vật trong tác phẩm.

Mẫu 1

Trong chương trình Ngữ Văn 7, em đã được tìm hiểu rất nhiều những tác phẩm văn học đặc sắc, những nhân vật văn học ấn tượng. Trong đó, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Võ Tòng, trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng

Không ai biết chú Võ Tòng tên thật là gì? Quê quán ở đâu? Người ta chỉ biết chú có tên là Võ Tòng từ khi chú giết chết một con hổ chúa hung bạo. Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…Chú thường cởi trần, mặc chiếc quần kaki còn mới nhưng coi bộ đã lâu không giặt chiếc quần lính Pháp có những sáu túi. Bên hông chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê, nằm gọn trong vỏ sắt. Ngoại hình của chú thật phóng khoáng thể hiện sự mãnh mẽ gan dạ. 

Cuộc đời của chú Võ Tòng thật bất hạnh, khi chú phải chịu nỗi oan ức thê thảm đã đẩy chú vào ngục tù. Trước khi đi tù, chú có gia đình đàng hoàng, vợ là người đàn bà xinh xắn. Lúc vợ chửa đứa con đầu lòng, vì thèm ăn măng. Chú bèn xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụi măng. Khi về, đi qua bờ tre nhà tên địa chủ, chú bị tên địa chủ vu vạ cho là ăn trộm. Chú cãi lại, tên địa chủ đánh vào đầu chú, chú đánh lại và tự lên nhà việc nộp mình. Sau khi ra tù, vợ chú đã làm lẽ tên địa chủ. Đứa con trai độc nhất chú chưa biết mặt đã chết từ khi chú ngồi trong tù. Chú không đi tìm tên địa chủ để quyết đấu mà bỏ làng ra đi vào rừng ở quanh năm săn bắt thú.

Chú Võ Tòng là người mạnh mẽ, gan dạ lại có tinh thần yêu nước sâu sắc. Được thể hiện trong cuộc chiến đấu với con hổ chúa. Khi đánh lại tên địa chủ và dũng cảm ra nhà việc nhận tội. Khi sẵn sàng làm nỏ tẩm thuốc cho ông Hai để bắn quân giặc.

Như vậy, chú Võ Tòng là nhân vật tiêu biểu đại diện cho những người dân Nam Bộ, phóng khoáng, mạnh mẽ, gan dạ, có tinh thần yêu nước nồng nàn, da diết.

Mẫu 2

An-phông-xơ Đô-đê là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng của văn học Pháp. Truyện của ông thường giản dị nhưng rất đằm thắm, thể hiện một tấm lòng gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương đất nước. “Buổi học cuối cùng” là một tác phẩm như thế.

Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động đó là buổi học Pháp văn cuối cùng. Nó được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kề lại bằng chính lời kể của cậu bé.

Phrăng là một cậu học trò nghịch ngợm lại lười học. Cậu thường trốn học đi chơi ngoài đồng nội. Đối với cậu, bầu trời trong trẻo, chim sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Ngày hôm ấy, Phrăng đã đi học muộn. Khi đến lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà lại vắng mặt con”. Còn ở phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng.

Lời bộc bạch của thầy Ha-men vang lên: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren… Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con”. Từ lời nói của thầy khiến cho Phrăng cảm thấy choáng váng. Cậu cảm thấy hối hận, đau đớn và tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.

Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Song điều làm Phrăng cảm thấy xúc động là khi thầy Ha men giang giải về tiếng Pháp. Thầy nói rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững ti ống nói nia mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoả chốn lao tù…”

Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và cặm cụi học tập. Đến khi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ vang lên, thầy Ha-men trở nên xúc động không nói nên lời: “Các bạn, hỡi các bạn, tôi... tôi…”. Và thầy đã quay về phía bảng, cầm lấy viên phấn và viết một dòng chữ: “Nước Pháp muôn năm”. Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học trò, của dân làng vùng An-dát. Đế diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.

Ngòi bút An-Phông-xơ Đô-đê đặc biệt tinh tế khi thế hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật. Cũng qua truyện ngắn này, mượn lời thầy Ha-men, nhà văn muôn nêu lên một chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”.

Với tất cả ý nghĩa như trên, “Buổi học cuối cùng” của An-phông-xơ Đô-đê đã trở thành một truyện ngắn hay, được nhiều người yêu mến.

Mẫu 3

Võ Tòng là một trong những nhân vật chính trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của tác giả Đoàn Giỏi. Đây là một con người đặc biệt với tâm hồn đẹp đẽ rắn rỏi ẩn giấu sau ngoại hình kỳ dị khác người. Cuộc đời của chú trải qua nhiều bất hạnh và oái oăm, những con người này vẫn luôn giữ được nét phóng khoáng và cái tâm thiện lương đậm chất Nam Bộ.

Theo lời kể của tác giả, chú Võ Tòng không có lai lịch rõ ràng. Chẳng ai biết tên thật của chú là gì, quê quán gốc gác ở đâu. Võ Tòng chỉ là cái tên mà mọi người gọi chú theo một sự tích trong truyện Tàu thường nghe. Ngoại hình của chú khá kỳ dị, khác người. Hai hố mắt sâu hoắm với tròng mắt trắng dã long qua long lại, sắc lẹm như dao. Mái tóc hung hung giống bờm ngựa dài tới gáy. Gò má bên phải của chú có tới năm cái sẹo dài như đầu móng cọp cào. Bắt gặp một dáng dấp như thế, một con người như thế, dù là ai cũng sẽ thấy sợ hãi nếu chưa quen biết chú thật thân thiết.

Chú Võ Tòng từng trải qua nhiều chuyện oái oăm. Bị bọn địa chủ bóc lột và cướp công, cướp cả vợ. Quá uất ức, chú gây án và tự đến nhà việc để nộp mình. Đến khi ra tù, con chết, mất luôn cả vợ vào tay địa chủ. Người ta những tưởng chú sẽ lại thực hiện một cuộc trả thù đẫm máu, nhưng người đàn ông chỉ cười lớn rồi lầm lũi vào rừng làm nghề săn bẫy thú, sống ẩn dật ít lui tới với mọi người.

Ở trong rừng nhiều năm, Võ Tòng trơ trọi một mình nhưng cũng không nghĩ ngợi hay để mắt tới người đàn bà nào nữa. Ngày qua ngày, chú càng trở nên kỳ hình dị tướng. Người dân xung quanh dần dần quen với sự hiền lành chất phác của chú. Ai cũng quý mến và thương cho người đàn ông cô độc ấy.

Dù đã trải qua rất nhiều những bất hạnh, áp bức trong đời nhưng chú Võ Tòng vẫn luôn giữ được tinh thần hào sảng và nét chất phác hiền lành của một người nông dân. Đối lập với vẻ bề ngoài xù xì gân guốc là một người đàn ông giản dị, sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong cầu đền ơn trả nghĩa.

Trong em, Võ Tòng luôn hiện lên là một hình ảnh đẹp, đại diện cho người nông dân Nam Bộ bình thường mà bất khuất anh dũng. Những con người cần cù chất phác trong đời thường, khi có giặc thì không ngại cầm súng cầm giáo, chấp nhận hi sinh cả mạng sống để bảo vệ mảnh đất quê hương yêu dấu bao đời. Đó chính là những tấm gương lớn, nhắc nhở em về thái độ trân trọng, biết ơn cuộc sống hòa bình ấm no mà mình đang được hưởng, đồng thời phải ra sức cố gắng để cống hiến, đáp đền những hi sinh oanh liệt ấy.

Mẫu 4

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha.

Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha.

Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”…

Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết.

Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

Mẫu 5

Thạch Lam thường viết “những truyện không có chuyện”, chủ yếu là khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày. Một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Sơn.

Truyện được in trong tập truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” (NXB Đời nay, 1937). Sơn là nhân vật trung tâm trong tác phẩm, được nhà văn xây dựng để gửi gắm những tư tưởng nhân văn sâu sắc.

Mở đầu truyện, Thạch Lam đã có những câu văn miêu tả tinh tế về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Nhân vật Sơn thức giấc và cảm nhận được cái lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị Lan. Sau đó, Sơn được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Sống trong sự chăm sóc của mẹ và chị, nhưng Sơn không kiêu ngạo và xa cách. Cậu sống rất giàu tình cảm, biết yêu thương mọi người xung quanh. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy cho thấy Sơn là một cậu bé nhạy cảm, giàu lòng thương người. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm - Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cảm xúc ấy cho thấy ý nghĩa của sự chia sẻ đem đến sự hạnh phúc cho cả người nhận và người cho. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Qua nhân vật này, nhà văn đã gửi gắm bài học về tình yêu thương, cũng như tấm lòng nhân ái, biết chia sẻ và đồng cảm của con người trong cuộc sống.

Mẫu 6

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân..., biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi...?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông..., thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

Mẫu 7

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Mẫu 8

Cậu bé Mên là nhân vật mà em yêu thích nhất trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của nhà văn Nguyến Quang Thiều.

Mên là một cậu bé vừa có vẻ trưởng thành của người lớn, vừa mang nét tinh nghịch của trẻ em. Sự trưởng thành của cậu, thể hiện rõ nét trong mối quan hệ với em trai của mình là Mon. Chính sự tin tưởng, dựa dẫm và đặt câu hỏi liên tiếp về mọi thắc mắc của Mon, đã làm cho hình dáng của Mên càng thêm chín chắn trưởng thành. Trong các tình huống xảy ra, Mên là người giải đáp, đưa ra quyết định và chỉ huy cho hai anh em cùng làm. Tựa như việc quyết định lấy đò, chèo ra bờ sông xem bầy chìa vôi non, hay kéo đò vào bờ để cất kẻo trôi trong đêm mưa vậy. Nhưng ở Mên, cũng có những nét trẻ con lộ rõ. Thể hiện qua những lần chợt sợ hãi khi nghĩ về bố - một chi tiết rất thú vị, đặc trưng về tâm lí của trẻ em.

Nhưng tuyệt vời nhất ở nhân vật Mên, thì phải nhắc đến trái tim ấm áp, giàu tình yêu thương của cậu. Hành động lo lắng, cùng em trai chèo đò ra bờ sông trong đêm mưa gió để kiểm tra tình hình mấy chú chìa vôi non đã khẳng định được điều đó. Từng giây phút thấp thỏm theo nhịp vỗ của cánh chim của nhân vật Mên, đã thể hiện được một tâm hồn giàu tình yêu thương của cậu. Sự yêu thương ấy, khiến cậu lo lắng, rồi vui sướng vỡ òa đến bật khóc khi những chú chim được an toàn.

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật hay và ấn tượng như cậu bé Mên trong truyện Bầy chim chìa vôi.

Mẫu 9

Cậu bé An trong đoạn trích Đi lấy mật, là một nhân vật mà em rất yêu quý và ấn tượng ngay từ lần đầu tiên đọc tác phẩm.

An là một cậu bé với tình yêu dành cho thế giới thiên nhiên xung quanh minh vô cùng cháy bỏng. Đồng thời, ở cậu cũng luôn rạo rực khát khao được học hỏi và khám phá những cái mới. Nét tính cách này đã được thể hiện rõ qua hành trình đi lấy mật của An cùng cha nuôi và thằng Cò. Trong hành trình lấy mật, An chăm chú và tận hưởng mọi thứ xung quanh mình bằng cả tâm hồn và mọi giác quan. Cậu “đảo mắt khắp nơi” khi nghe lời kể của thằng Cò, rồi nhìn chăm chú, “mắt không rời khỏi tổ ong” mà cha nuôi chỉ. Dù mệt nhọc, vất vả khi lần đầu đi rừng, An vẫn không hề than thở một lời, quyết tâm theo mọi người tiến về phía trước. Tinh thần ấy của cậu bé khiến em vô cùng khâm phục. Tình yêu thiên nhiên ở An được thể hiện rõ nét qua sự thích thú của cậu khi lần đầu được đi “săn ong”. Qua sự thán phục, chăm chú lắng nghe khi cha nuôi và thằng Cò kể về rừng cây, về loài ong mật. Rồi lại ngây ngất trước vẻ đẹp của núi rừng.

Ở nhân vật An, em còn thấy những nét tính cách trẻ con, tinh nghịch rất thú vị, Khi cậu "chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé" để theo cha nuôi vào rừng. Rồi lại giận dỗi thằng Cò khi bị nó trêu chọc. Nhưng An giận nhanh mà quên cũng nhanh, chẳng mấy mà cậu lại tíu tít với thằng Cò như trước.

Những đặc điểm ấy đã cùng nhau tạo nên sự thú vị và hấp dẫn cho nhân vật vật An nói riêng cũng như đoạn trích Đi lấy mật nói chung.

Mẫu 10

“Truyện cô bé bán diêm" là một tác phẩm tiêu biểu của An- đéc- xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Viết bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của nhà văn Đoàn Giỏi.

a. Chuẩn bị

- Đọc kĩ lại đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng và xem lại nội dung đọc hiểu văn bản này (Bài 1)

- Xem mục Định hướng nêu trên để nắm vững các yêu cầu về viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật

- Ghi chép về nhân vật Võ Tòng theo yêu cầu của bài văn phân tích đặc điểm nhân vật.

b. Tìm ý và lập dàn ý:

- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi sau:

Media VietJack

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai? Nhân vật ấy là người thế nào?...)

Thân bài:

- Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện:

+ Lai lịch: Chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu.

+ Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm và từ trong đáy hố sâu thẳm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại, sắc như dao;…

+ Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trả thù kẻ phá hoại gia đình mình, chỉ ngửa mặt cười lớn rồi vào rừng làm nghề săn bẫy thú;…

+ Hành động và việc làm:

- Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: Trình bày những suy nghĩ, cảm xúc của em về các đặc điểm đã phân tích về chú Võ Tòng.

Kết bài

- Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là một con người như thế nào?)

- Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó rút ra bài học cho mình và thế hệ trẻ hôm nay

c. Viết

- Dựa vào dàn ý đã làm, thực hành viết với những yêu cầu khác nhau:

+ Luyện tập viết đoạn mở bài và kết bài

+ Viết đoạn văn phân tích một đặc điểm nào đó của nhân vật Võ Tòng

+ Viết đoạn văn phân tích toàn bộ các đặc điểm của nhân vật Võ Tòng

- Chú ý: Trong khi viết, bám sát vào những chi tiết (lời nói, hành động, suy nghĩ của nhân vật và những nhận xét của nhân vật khác về Võ Tòng. Người viết có thể nêu lên những suy nghĩ, cảm xúc của mình về nhân vật được phân tích.

d. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Kiểm tra lại đoạn văn và bài văn đã viết, phát hiện các lỗi về nội dung (thiếu ý, trùng lặp ý,…) và hình thức (chính tả, ngữ pháp, liên kết câu,…)

- Xác định những chỗ mắc lỗi và nêu cách sửa chữa.

Xem đáp án » 12/07/2024 6,664

Câu 2:

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Phrăng trong truyện Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê). (10 mẫu)

Xem đáp án » 13/07/2024 4,389

Câu 3:

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Côn trong truyện Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng).

Xem đáp án » 13/07/2024 3,412

Câu 4:

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật thầy Ha-men trong truyện Buổi học cuối cùng (An-phông-xơ Đô-đê). (10 mẫu)

Xem đáp án » 13/07/2024 2,437

Bình luận


Bình luận
Đăng ký gói thi VIP

VIP 1 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 1 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 2 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 3 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 3 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 6 tháng

  • Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

VIP 4 - Luyện thi tất cả các đề có trên Website trong 12 tháng

  • Siêu tiết kiệm - Được thi tất cả các đề của các lớp có trên Khoahoc.vietjack.com
  • Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm theo các mức độ Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao.
  • Luyện chuyên sâu, rèn tốc độ với trọn bộ đề thi thử, đề minh họa, chính thức các năm.
  • Hỏi bài tập với đội ngũ chuyên môn cao của chúng tôi.

Đặt mua

Sách cho 2k7 ôn luyện THPT-vs-DGNL