Câu hỏi:
14/03/2023 842Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc ngày 20/10/1963 (theo Nghị quyết số 1940 (XVIII) của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc) đã long trọng khẳng định sự cần thiết phải xoá bỏ nhanh chóng nạn phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới, dưới mọi hình thức và mọi biểu hiện của nó và về sự cần thiết phải bảo đảm sự hiểu biết và tôn trọng nhân phẩm con người.
Sự phân biệt giữa người với người dựa trên cơ sở sắc tộc, màu da và nguồn gốc dân tộc là trở ngại cho các quan hệ hữu nghị và hoà bình giữa các quốc gia, là yếu tố phá hoại hoà bình và an ninh giữa các dân tộc, cũng như phá hoại sự hoà hợp giữa những người đang chung sống trên và thuộc cùng một quốc gia.
Thông tin 2. Vào ngày 16/11/1995, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua ngày Quốc tế Khoan dung và chọn ngày 16/11 hằng năm để kỉ niệm. Đại diện của 185 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã kí vào bản Tuyên bố, đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28 của UNESCO, theo đó cam kết: “Tôn trọng, chấp nhận và hiểu đúng sự đa dạng, phong phú các nền văn hóa của thế giới, những hình thức tự biểu hiện và những khả năng thể hiện cá tính của con người”. Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song, đều có quyền được sống trong hoà bình và duy trì cá tính của riêng mình.
Câu hỏi:
- Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích gì?
- Ngày Quốc tế Khoan dung ra đời nhằm mục đích gì?
- Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích:
+ Tôn trọng nhân phẩm con người; xóa bỏ sự phân biệt giữa người với người về sắc tộc, màu da.
+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hòa bình, hợp tác, cùng phát triển giữa các quốc gia, dân tộc.
- Yêu cầu số 2: Ngày Quốc tế Khoan dung ra đời nhằm mục đích:
+ Biểu dương, tôn trọng sự đa dạng và phong phú giữa các nền văn hóa trên thế giới.
+ Công nhận, tôn trọng quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính riêng của mỗi cá nhân.
- Yêu cầu số 3: Sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa được biểu hiện thông qua:
+ Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,…
+ Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, phương thức sinh hoạt, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.
c) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.
d) Đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là một trong những việc làm để chống lại phân biệt chủng tộc.
e) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời.
Câu 2:
Em hãy lựa chọn nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc trên thế giới và chia sẻ với bạn.
Câu 3:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Bạn K và bạn N cùng đi xem văn nghệ ở trường. Khi đến tiết mục văn nghệ của lớp 8B, một bạn người Lào biểu diễn tiết mục hát múa truyền thống của đất nước mình. Bạn K tập trung lắng nghe nhưng bạn N lại cười đùa với một số bạn khác. Không những thế, bạn N còn hỏi bạn K “Bạn có hiểu gì không mà nghe chăm chú thế?”. Bạn K đáp: “Đó là tiết mục truyền thống của đất nước bạn, mình nên có thái độ tôn trọng”,
Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của bạn N và bạn K trong tình huống trên?
Câu 4:
Tình huống 2. Khi tìm hiểu về ẩm thực của các nước trên thế giới, bạn H cùng các bạn đọc và xem nhiều đoạn phim ngắn về cách ăn uống của các nước. Bạn M bỗng dưng cười to và có thái độ khá tiêu cực khi xem đến đoạn ăn bốc bằng tay của một số quốc gia. Bạn M bảo: “Ăn như thế này mất vệ sinh và kém văn minh quá”. Cả lớp đều quay lại nhìn bạn M.
- Em có đồng tình với hành động của bạn M không? Vì sao?
- Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên bạn M như thế nào?
Câu 5:
Em hãy kể tên các quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hoá, du lịch trong các hình ảnh dưới đây và chia sẻ hiểu biết về các biểu tượng đó.
Câu 6:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Anh B là du học sinh tại nước X. Học xong, anh B quyết định ở lại quốc gia đã học và làm việc. Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào Công ti A, mặc dù đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tuyển dụng nhưng anh B vẫn bị từ chối. Anh B liên hệ với Công tỉ A để thắc mắc thì được trả lời rằng: "Công ti không nhận người châu Á". Anh B cảm thấy thất vọng nhưng chưa biết nên giải quyết như thế nào.
- Em có nhận xét gì về quyết định từ chối nhận người của Công ti A?
- Nếu là anh B, em sẽ xử lí như thế nào?
Câu 7:
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu
Thông tin. Trích Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa năm 2001
Điều 1. Đa dạng văn hoá: tài sản chung của nhân loại Văn hóa tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau theo thời gian và không gian. Sự đa dạng này tồn tại ở những nét riêng và điểm chung trong bản sắc của các nhóm người, các xã hội hình thành nên cộng đồng nhân loại. Là khởi nguồn cho giao lưu, đổi mới và sáng tạo, đa dạng văn hóa cũng cần thiết đối với nhân loại như đa dạng sinh học đối với tự nhiên. Với ý nghĩa này, đa dạng văn hóa chính là tài sản chung của nhân loại và nó cần được công nhận, khẳng định vì quyền lợi của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Yêu cầu: Em hãy chỉ ra ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
về câu hỏi!