Giải SGK GDCD 8 CTST Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo có đáp án

559 lượt thi 12 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi

GIÁO SƯ - BÁC SĨ NÔNG HỌC LƯƠNG ĐỊNH CỦA - MỘT NHÀ KHOA HỌC, MỘT TRÍ THỨC TIÊU BIỂU TRONG THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH

Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của là một người con ưu tú của làng Đại Ngãi, quận Kế Sách (nay là thị trấn Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng). Ông là nhà trí thức gắn bó với đồng ruộng để tạo ra các giống lúa mới. Những đóng góp của ông đã góp phần bảo đảm lương thực để cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do của dẫn tộc ta đi đến thắng lợi. Ông luôn cần mẫn làm việc và đã nghiên cứu lai tạo thành công một số giống lúa cho năng suất cao, chất lượng tốt. Cùng với những ứng dụng tiến bộ kĩ thuật, Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của đã đề xướng các mô hình canh tác “bờ vùng, bờ thửa”, “cấy nông tay thẳng hàng, “đảm bảo mật độ” được hàng triệu nông dẫn áp dụng thành công trên diện rộng, tạo ra một cuộc cách mạng trong nông nghiệp. Cuộc đời của nhà bác học nông dân Lương Định Của gắn liền với con đường lúa gạo Việt Nam. Suốt đời, ông luôn lặng lẽ cần cù, sáng tạo nhằm tôn vinh hạt ngọc Việt. Năm 1952, theo lời hiệu triệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng tiếng gọi của quê hương, Lương Định Của cùng vợ con đã trở về Việt Nam với mong muốn dùng hết khả năng của mình để đóng góp vào sự phát triển của quê hương. Ông còn có công lớn trong giáo dục, đào tạo nhiều thế hệ học trò trở thành cán bộ đầu ngành trong các lĩnh vực khoa học nông nghiệp.

Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động năm 1967, được truy tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1975 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt I năm 1996. Kể từ sau ngày thống nhất đất nước năm 1975 đến nay, cây lúa Việt Nam luôn đạt năng suất cao. Thành tựu này ngoài mồ hôi, công sức của những người nông dân chân lấm tay bùn, còn có sự cống hiến trí tuệ và tấm lòng của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của.

- Em có suy nghĩ gì về cách làm việc của Giáo sư - Bác sĩ Nông học Lương Định Của?

- Theo em, thế nào là cần cù, sáng tạo trong lao động?


Câu 3:

Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu

Thông tin. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp sinh năm 1981, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ nhỏ, cô đã chăm chỉ, chịu khó học tập. Năm 2007, cô đến Hàn Quốc nhờ khoản học bổng toàn phần nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Khoa học Y khoa. Năm 2012, cô hoàn thành luận án tiến sĩ và trở về nước tham gia nghiên cứu, giảng dạy. Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp hiện là Trưởng Khoa Kĩ thuật Y sinh, Trưởng Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2016, với đề tài nghiên cứu những phát hiện mới trên việc biến đổi bề mặt của loại vật liệu Titanium làm cải thiện độ bám dính mô nha trong ngành nha khoa phục hồi, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp giành được Giải thưởng nghiên cứu cấp quốc gia do L'Oreal tài trợ và được Hội đồng Giải thưởng Khoa học L'Oréal - UNESCO đánh giá có năng lực cao, khả năng nghiên cứu tốt, tâm huyết với khoa học và có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế vật liệu sinh học. Năm 2017, nữ Tiến sĩ xuất sắc đoạt giải Nhất - Giải thưởng ASEAN - US về "Giải pháp giảm áp lực lên các thành phố đô thị hoá nhanh - mảng sức khoẻ cộng đồng". Năm 2018, cô nhận được giải thưởng tài năng trẻ toàn cầu do L'Oréal - UNESCO trao cho 15 nhà khoa học nữ đến từ năm châu lục vì đã phát triển một loại gel nano thông minh có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo mô da. Công trình nghiên cứu này là nền tảng giúp cô đoạt giải Nhất - Giải thưởng Sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019.

Đặc biệt, năm 2019, cô được tạp chí Asian Scientist vinh danh là một trong 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á năm 2019 do có những đóng góp nổi bật cho cộng đồng trong lĩnh vực kĩ thuật y sinh. Khi được vinh danh, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp rất bất ngờ và vui mừng. Cô chia sẻ: “Khoa học công nghệ là sức mạnh quan trọng của mỗi quốc gia, mình phải tự nghiên cứu, khám phá và làm chủ nó thì mình mới phát triển được. Tôi hi vọng mình có thể góp phần truyền thêm niềm tin, động lực cho các bạn trẻ làm nghiên cứu khoa học. Hãy làm việc và cống hiến hết mình, rồi các bạn sẽ gặt hái được thành quả tốt đẹp và được xã hội ghi nhận”. Để đạt được những thành quả này, nữ Phó giáo sư, Tiến sĩ đã làm việc chăm chỉ, không ngừng nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thách thức để có thể kiên định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học.

- Em hãy chỉ ra biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo của nhân vật trong thông tin trên.

- Em hãy cho biết ý nghĩa của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.


4.6

112 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%