Câu hỏi:
12/07/2024 5,408Em hãy sưu tầm câu chuyện về tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. Từ đó, xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo câu truyện: Niu-tơn - Tấm gương lao động cần cù, sáng tạo
Niu-tơn (Newton, 1642 - 1727) là nhà vật lí, thiên văn học, toán học thiên tài, được mệnh danh là nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử. Suốt cuộc đời của mình, ông đã không ngừng lao động, tìm tòi, sáng tạo và đóng góp cho khoa học, phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội với những phát minh kiệt xuất như: định luật vạn vật hấp dẫn, ba định luật về chuyển động, phép tính vi phân, tích phân, kính viễn vọng phản xạ, đồng hồ mặt trời,..
Vốn là người say mê nghiên cứu khoa học, hằng ngày ông thường giam minh trong phòng làm việc đề đọc sách, loay hoay đục đẽo và chế tạo nhiều thứ. Có lần đến nhà dược sĩ Cờ-lác, ông xin được một chiếc hộp xinh xắn, về nhà, ông cặm cụi đến quên ăn, quên ngủ để tạo ra được một chiếc đồng hồ nước.
Là người yêu thích Toán học, Niu-tơn đã bỏ ra hai mươi năm lao động. cật lực để hoàn thành cuốn "Các nguyên lí Toán học của Triết học Tự nhiên". Có thể nói mỗi câu chữ, mỗi trang sách đều là một phần trái tim, khối óc của ông.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống. Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.
- Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?
- Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?
Câu 2:
Có quan điểm cho rằng: “Cần cù, sáng tạo không phải do bẩm sinh mà là kết quả của sự rèn luyện”. Em hãy xây dựng và trình bày bài thuyết trình để thể hiện suy nghĩ của mình.
Câu 3:
Em hãy chỉ ra những việc làm thể hiện sự cần cù, sáng tạo và những việc làm không thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động. Vì sao?
a) Bạn H luôn cố gắng, nỗ lực trong học tập và tích cực tham gia các câu lạc bộ của trường.
b) Tuy đã giải được bài toán nhưng bạn M vẫn cố gắng suy nghĩ để tìm thêm các cách giải khác hay hơn.
c) Trong hoạt động thảo luận nhóm, bạn P rất ít khi thực hiện các nhiệm vụ được giao và hay ỷ lại bạn bè.
d) Mỗi tuần, bạn T cùng nhóm bạn trong Câu lạc bộ Cây cọ nhí vẽ những bức tranh về bảo vệ môi trường, an toàn giao thông bằng bút sáp tái sử dụng.
Câu 4:
Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Trường hợp 1. Bạn Ninh và bạn Hải là học sinh lớp 8, rất chăm chỉ, cần mẫn học tập.Ngoài giờ học, cả hai bạn còn tham gia các hoạt động ngoại khoá và làm đồ thủ công mang bán. Thu nhập có được từ những hoạt động trên, hai bạn đã gửi vào quỹ khuyến học của trường để chia sẻ với các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Ninh, bạn Hải và rút ra bài học cho bản thân?
- Em đã làm gì để thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động?
Câu 5:
Em hãy kể tên những việc làm cụ thể để thể hiện sự cần cù, sáng tạo của bản thân trong học tập và cuộc sống.
Câu 6:
Trường hợp 3. Phong trào đan nan tre để làm ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu phát triển khá mạnh ở quê bạn K. Gần đây, bạn K cũng tập làm thử. Thế nhưng, cứ mỗi lần đan nan tre, bàn tay của bạn K lại bị đau. Chỉ làm được vài phút, bạn K lại chán nản và bỏ ngang công việc. Đã ba ngày trôi qua, bạn K vẫn chưa làm được một sản phẩm nào hoàn chỉnh.
- Em nhận xét gì về thái độ của bạn K trong lao động?
- Theo em, bạn K nên thay đổi như thế nào? Vì sao?
về câu hỏi!