Câu hỏi:
11/07/2024 1,193Em hãy quan sát các hình ảnh sau và thực hiện yêu cầu
- Em hãy chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật trong các hình ảnh trên.
- Em hãy kể thêm những việc làm để bảo vệ lẽ phải mà em biết.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: chỉ ra lời nói, việc làm để bảo vệ lẽ phải của nhân vật
+ Bức tranh 1: bạn học sinh nữ từ chối lời đề nghị chia đôi số tiền trong chiếc ví mà bạn học sinh nam nhặt được; đồng thời, khẳng định: không nên chiếm đoạt số tiền nhặt được vì đó không phải là tiền do bản thân mình làm ra.
+ Bức tranh 2: bạn học sinh nam đã dũng cảm đứng ra bảo vệ, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường của một nhóm bạn khác.
+ Bức tranh 3: bạn học sinh nữ khuyên bạn học sinh nam nên tự lực làm bài kiểm tra, không nên quay cóp, chép bài của người khác.
+ Bức tranh 4: người danh trai đã tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ, không vượt đèn đỏ dù lúc này đường đang vắng.
Yêu cầu số 2: Một số việc làm bảo vệ lẽ phải mà em biết:
+ Nghiêm túc chấp hành nội quy của trường học hay nơi làm việc.
+ Tố cáo những việc làm sai trái, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ví dụ: trộm cướp, tổ chức đánh bạc, hành nghề mê tín dị đoan,…
+ Góp ý, khuyên bạn cùng lớp nên chăm chú nghe thầy cô giáo giảng bài, không nên làm việc riêng trong giờ học.
+ Dũng cảm nhận khuyết điểm khi bản thân phạm phải sai lầm; không trốn tránh hay tìm cách đổ lỗi cho người khác.
+ …
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người.
b) Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối khi thấy người khác làm sai.
c) Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.
d) Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.
Câu 2:
Tình huống 2. Bạn M là học sinh lớp 8A. Bạn M siêng năng học tập và tích cực tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, địa phương tổ chức. Sau mỗi hoạt động, bạn M thường đăng các hình ảnh lên trang mạng xã hội của cá nhân. Do không thích bạn M nên bạn C hay vào bình luận theo hướng tiêu cực và cho rằng, bạn M cố tình thể hiện, khoe khoang. Đã vậy, bạn C còn rủ rê các bạn khác cùng vào mạng xã hội nói xấu bạn M. Bạn M rất buồn và tự nhủ: “Mình có làm gì sai đâu mà bạn C lại đối xử với mình như vậy". Bạn M định gặp bạn C để trao đổi nhưng chưa biết nên nói như thế nào.
Nếu là bạn M, em sẽ ứng xử tình huống trên như thế nào?
Câu 3:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Vào giờ ra chơi, có một bạn trong lớp bị mất tiền và nghi ngờ bạn K là người lấy nên đã nói với lớp trưởng. Sau đó, lớp trưởng đến hỏi bạn K để làm rõ sự việc. Ngay lúc đó, bạn V là bạn ngồi cùng bàn, mặc dù không thích bạn K nhưng đã lên tiếng để minh oan cho bạn K. Bạn V nói với lớp trưởng: “Thời điểm đó, bạn K đang sân trường”. Khi bạn K hỏi bạn V vì sao lại giúp mình, bạn V đáp: “Sự thật thì cần được bảo vệ bạn ạ!”.
- Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?
- Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?
Câu 4:
Tình huống 2. Trên đường đi học về, bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn M đang bị nhóm của bạn K đe doạ. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: “Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Bạn Vì sợ bị liên luỵ nên bạn T đã từ chối khi bạn M yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn K với giáo viên chủ nhiệm.
- Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?
- Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?
Câu 5:
Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.
Câu 6:
Trường hợp 2. Trên đường đi học về, bạn P rủ bạn K vào cửa hàng tạp hoá mua quà vặt. Khi ra khỏi cửa hàng, bạn P phát hiện và nói với bạn K là cô chủ cửa hàng đã đưa thừa 20 000 đồng cho mình. Bạn P định lấy số tiền đó để đi chơi điện tử nhưng bạn K không đồng tình. Bạn K khuyên bạn P không nên làm như vậy vì cô bán hàng phải làm việc vất vả mới kiếm được tiền. Bạn P cho rằng, cô chủ không biết nên có lấy luôn cũng không sao. Thấy vậy, bạn K quyết liệt phản đối và nói rằng: “Tớ sẽ nghỉ chơi với cậu nếu cậu vẫn cố tình lấy số tiền này”.
- Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao?
- Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì?
Câu 7:
Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1. Gần đến ngày thi học kì, nhóm học sinh gồm bạn M, bạn K, bạn T, bạn N đến thư viện trường để đọc sách. Trong lúc mọi người đang im lặng, tập trung thì bạn M và bạn K vừa đọc sách vừa cười đùa lớn tiếng. Thấy vậy, cô thủ thư đến nhắc nhở hai bạn cần giữ trật tự, chấp hành nội quy của thư viện. Tuy nhiên, chỉ được một lúc thì cả hai lại tiếp tục đùa giỡn, gây ồn ào. Lúc này, bạn T quay sang nói với bạn M và bạn K: “Các bạn không nên làm ồn, ảnh hưởng đến những bạn khác”. Không những không nghe mà bạn M và bạn K còn trả lời: "Thư viện có phải là của bạn đâu mà sao khó chịu vậy!”.
về câu hỏi!