Câu hỏi:
12/07/2024 685Em hãy viết một bản cam kết về sự trung thực trong học tập và thực hiện trong suốt năm học.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
(*) Tham khảo
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BẢN CAM KẾT TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Kính gửi:
- Ban giám hiệu trường THCS ………….
- Thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo bộ môn
Tên em là: …………………
Là học sinh lớp: ……..
Để rèn luyện đức tính trung thực trong học tập, em xin hứa thực hiện tốt các điều sau:
1. Chăm chỉ, tự giác, tích cực, nỗ lực trong học tập.
2. Trung thực, không gian lận, quay cóp, sử dụng tài liệu trong giờ kiểm tra.
3. Cố gắng, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác.
4. Trung thực, chân thành trong quan hệ với thầy cô, bạn bè.
5. Dũng cảm nhận khuyết điểm khi bản thân phạm phải sai lầm và nỗ lựa sửa chữa, khắc phục những lỗi sai ấy.
6. Tỏ thái độ và hành động bảo vệ lẽ phải; không bao che cho những hành vi sai trái.
Em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên!
……., ngày ….. tháng …. năm ……
Kí tên
…………………….
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Bảo vệ lẽ phải là lối sống văn minh, tiến bộ và phù hợp với đạo lí làm người.
b) Bảo vệ lẽ phải là nhắc nhở, phản đối khi thấy người khác làm sai.
c) Người biết bảo vệ lẽ phải thường dễ bị thiệt thòi.
d) Lời nói, hành động bảo vệ lẽ phải cần phù hợp với lứa tuổi.
Câu 2:
Em hãy sưu tầm những câu chuyện về các tấm gương, nhân vật bảo vệ lẽ phải. Từ đó, rút ra bài học và xây dựng kế hoạch rèn luyện cho bản thân.
Câu 3:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Vào giờ ra chơi, có một bạn trong lớp bị mất tiền và nghi ngờ bạn K là người lấy nên đã nói với lớp trưởng. Sau đó, lớp trưởng đến hỏi bạn K để làm rõ sự việc. Ngay lúc đó, bạn V là bạn ngồi cùng bàn, mặc dù không thích bạn K nhưng đã lên tiếng để minh oan cho bạn K. Bạn V nói với lớp trưởng: “Thời điểm đó, bạn K đang sân trường”. Khi bạn K hỏi bạn V vì sao lại giúp mình, bạn V đáp: “Sự thật thì cần được bảo vệ bạn ạ!”.
- Em có đồng tình với cách ứng xử của bạn V không? Vì sao?
- Nếu là bạn K, em sẽ nói gì với bạn V?
Câu 4:
Tình huống 2. Bạn M là học sinh lớp 8A. Bạn M siêng năng học tập và tích cực tham gia các hoạt động phong trào do nhà trường, địa phương tổ chức. Sau mỗi hoạt động, bạn M thường đăng các hình ảnh lên trang mạng xã hội của cá nhân. Do không thích bạn M nên bạn C hay vào bình luận theo hướng tiêu cực và cho rằng, bạn M cố tình thể hiện, khoe khoang. Đã vậy, bạn C còn rủ rê các bạn khác cùng vào mạng xã hội nói xấu bạn M. Bạn M rất buồn và tự nhủ: “Mình có làm gì sai đâu mà bạn C lại đối xử với mình như vậy". Bạn M định gặp bạn C để trao đổi nhưng chưa biết nên nói như thế nào.
Nếu là bạn M, em sẽ ứng xử tình huống trên như thế nào?
Câu 5:
Trường hợp 2. Trên đường đi học về, bạn P rủ bạn K vào cửa hàng tạp hoá mua quà vặt. Khi ra khỏi cửa hàng, bạn P phát hiện và nói với bạn K là cô chủ cửa hàng đã đưa thừa 20 000 đồng cho mình. Bạn P định lấy số tiền đó để đi chơi điện tử nhưng bạn K không đồng tình. Bạn K khuyên bạn P không nên làm như vậy vì cô bán hàng phải làm việc vất vả mới kiếm được tiền. Bạn P cho rằng, cô chủ không biết nên có lấy luôn cũng không sao. Thấy vậy, bạn K quyết liệt phản đối và nói rằng: “Tớ sẽ nghỉ chơi với cậu nếu cậu vẫn cố tình lấy số tiền này”.
- Theo em, hành vi của bạn P có phù hợp không? Vì sao?
- Khi gặp những thái độ, việc làm sai trái của người khác, em thường làm gì?
Câu 6:
Tình huống 2. Trên đường đi học về, bạn T vô tình chứng kiến cảnh bạn M đang bị nhóm của bạn K đe doạ. Thấy bạn T đi đến, bạn K cảnh cáo rằng: “Nếu không muốn bị đòn thì phải giữ im lặng”. Bạn Vì sợ bị liên luỵ nên bạn T đã từ chối khi bạn M yêu cầu làm chứng để tố cáo nhóm của bạn K với giáo viên chủ nhiệm.
- Em có đồng tình với hành động của bạn T không? Vì sao?
- Nếu là bạn T, em sẽ làm gì?
Câu 7:
Em hãy sắm vai để giải quyết các tình huống sau:
Tình huống 1. Gần đến ngày thi học kì, nhóm học sinh gồm bạn M, bạn K, bạn T, bạn N đến thư viện trường để đọc sách. Trong lúc mọi người đang im lặng, tập trung thì bạn M và bạn K vừa đọc sách vừa cười đùa lớn tiếng. Thấy vậy, cô thủ thư đến nhắc nhở hai bạn cần giữ trật tự, chấp hành nội quy của thư viện. Tuy nhiên, chỉ được một lúc thì cả hai lại tiếp tục đùa giỡn, gây ồn ào. Lúc này, bạn T quay sang nói với bạn M và bạn K: “Các bạn không nên làm ồn, ảnh hưởng đến những bạn khác”. Không những không nghe mà bạn M và bạn K còn trả lời: "Thư viện có phải là của bạn đâu mà sao khó chịu vậy!”.
Trắc nghiệm GDCD 8 Bài 1 (có đáp án): Tôn trọng lẽ phải
Bộ đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 8 CTST Bài 4: Bảo vệ lẽ phải có đáp án
Bộ đề thi cuối kì 1 Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 1)
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 4: Bảo vệ lẽ phải có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có đáp án
Trắc nghiệm GDCD 8 KNTT Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam có đáp án
về câu hỏi!