Câu hỏi:
12/07/2024 794- Dựa vào thông tin, nhận diện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong trường hợp trên.
- Em hãy nêu những quy định pháp luật khác về phòng, chống bạo lực gia đình.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Yêu cầu số 1: Nhận diện hành vi vi phạm pháp luật…
- Trong trường hợp trên, bố bạn V đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật, như:
+ Bạo lực về tinh thần đối với mẹ con bạn V (điều này thể hiện ở chi tiết: bố hay mắng chửi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ra những tổn thương tinh thần cho mẹ con bạn V).
+ Bạo lực về thể chất với mẹ con bạn V (điều này thể hiện ở các chi tiết: bố đánh mẹ đến mức phải nhập viện; dù được người thân khuyên nhủ, nhưng bố vẫn thường xuyên đánh đập mẹ con V vô cớ).
* Yêu cầu số 2: Những quy định khác về phòng, chống bạo lực gia đình
- Điều 4 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định rõ nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình, là:
1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.
2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
- Điều 5 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình, là:
1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khoẻ, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lí, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này,
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đọc các trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp 1. Gần đây, bạn Ph nghỉ học nhiều ngày mà không có lí do. Khi cô giáo chủ nhiệm và các bạn đến nhà để tìm hiểu, bạn Ph cho biết, phải ở nhà để lo việc gia đình. Bạn Ph kể, mấy tháng nay, do công việc nhiều nên mẹ thường đi làm về muộn và hay đi công tác xa. Bố em nghi ngờ và ghen tuông nên thường xúc phạm mẹ. Mặc dù, gia đình nội, ngoại đã can ngăn nhưng bố của bạn Ph vẫn không thay đổi. Mẹ của bạn Ph không chịu đựng được nữa nên về nhà ngoại ở hẳn.
Trường hợp 2. Bạn N là học sinh lớp 8A. Mẹ của bạn N ở nhà làm nội trợ và chăm sóc ba người con. Bố của bạn N phải bươn chải đi làm từ sáng đến tối để kiếm tiền nuôi gia đình. Làm được bao nhiêu tiền, bố đều đưa hết cho mẹ của bạn N. Khi cần tiền, bố của bạn N hỏi xin mẹ nhưng hầu như lần nào mẹ cũng cắn nhẵn, có lúc còn không chịu đưa tiền. Có những khoảng thời gian ít việc, thu nhập của bố giảm đi nhiều thì mẹ của bạn N thể hiện sự khó chịu và còn nói bố của bạn N là người vô dụng. Bố của bạn N cảm thấy rất áp lực, có lúc còn nghĩ đến việc li dị.
Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph, bạn N và các thành viên trong gia đình của hai bạn.
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với các ý kiến dưới đây? Vì sao?
a) Vợ, chồng xô xát không phải là bạo lực gia đình.
b) Bố mẹ có quyền đánh con khi con không vâng lời.
c) Người chồng có quyền kiểm soát về kinh tế trong gia đình.
d) Bạo lực gia đình là chuyện nội bộ, không ảnh hưởng đến xã hội.
e) Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng ở hiện tại mà hệ luy kéo dài đến cả tương lai.
Câu 3:
Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ sau và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.
- “Chồng giận thì vợ bớt lời
Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê".
- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.
- "Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư”.
Câu 4:
Tình huống 3. Bạn X sống trong gia đình ba thế hệ gồm có ông bà nội, bố mẹ, bạn X và em trai. Các thành viên trong gia đình luôn hoà thuận, vui vẻ với nhau. Ông bà nội dù đã lớn tuổi nhưng vẫn luôn yêu thương, chăm sóc cho nhau và thường xuyên dạy dỗ con cháu những điều hay, lẽ phải. Bố của bạn X là người có tư tưởng cởi mở nên luôn sẵn sàng chia sẻ công việc gia đình với vợ và luôn cố gắng dành thời gian cho các con. Mỗi ngày, cả nhà bạn X thường ăn tối cùng nhau trong bầu không khí ấm áp của tình thân. Do mỗi người đều tôn trọng và quan tâm lẫn nhau nên gia đình bạn X luôn ngập tràn hạnh phúc, tiếng cười. Bạn X luôn tự hào và hay kể với bạn bè về gia đình mình.
- Theo em, gia đình bạn X đã làm gì để không xảy ra bạo lực gia đình?
- Em rút ra được bài học gì để áp dụng cho bản thân và gia đình mình?
Câu 5:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Bạn X có em gái 2 tuổi. Vì công việc bận rộn nên mẹ thường để bạn X trông em. Em gái của bạn X khá năng động nên hay đi khắp nhà để chơi. Có nhiều lần, em gái lục tung sách vở trên bàn học khiến bạn X rất tức giận.
Thời gian đầu, bạn X còn nhỏ nhẹ nói chuyện với em nhưng càng về sau thì bạn X càng khó chịu và thường xuyên la mắng em. Có lần, em làm vỡ chiếc hộp lưu niệm mà bạn X rất yêu quý nên bạn X đã dùng thước đánh mạnh vào tay em.
- Em nhận xét như thế nào về hành vi của bạn X?
- Nếu là bạn thân của bạn X và biết chuyện này, em sẽ tư vấn cho bạn X như thế nào?
Câu 6:
Tình huống 2. Chiều nay, khi đang học bài, bạn P nhìn vào trong gương và thấy mặt mình có vết bầm tím. Cũng may là bạn P có mái tóc dài nên có thể che đi vết bầm để không ai biết. Đang hồi tưởng lại trận đòn ngày hôm qua thì có tiếng của dì từ bếp vọng lên: "Lại học nữa. Ăn rồi suốt ngày học. Đã quét nhà chưa mà còn ngồi đó hả?”. Vừa nghe xong, bạn P liền đứng dậy để đi quét nhà trong khi còn rất nhiều bài tập chưa làm xong. Bạn P sợ nếu mình không làm theo lời dì ngay thì sẽ bị ăn đòn. Bạn P suy nghĩ sẽ gọi điện cho mẹ ruột của mình để chia sẻ nhưng lại sợ làm cho mẹ lo lắng. Bạn P rất buồn và không biết nên làm thế nào.
Theo em, bạn P nên ứng xử như thế nào để không bị bạo lực gia đình?
Câu 7:
- Em hãy chỉ ra những hình thức bạo lực gia đình được thể hiện trong các hình ảnh và thông tin trên.
- Em hãy chỉ ra tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong thông tin và trường hợp trên.
về câu hỏi!