Câu hỏi:
14/03/2023 9,247- Em hãy kể thêm một số một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại mà em biết.
- Theo em, hành vi, việc làm của anh A và bà B có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại không?
- Em có nhận xét như thế nào về tình trạng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong các thông tin trên? Các vụ tai nạn trên gây ra thiệt hại như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Yêu cầu số 1: Kể thêm một số một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
- Một số tai nạn cháy, nổ:
+ Rà phá bom, mìn; cưa bom; chế tạo bom, mìn trái phép,…
+ Cháy do chập điện, các thiết bị điện bị quá tải.
+ Cháy, nổ do rò rỉ khí ga.
+ Cháy do nắng nóng kéo dài hoặc do sét đánh.
+ Đốt vàng mã không cẩn thận dẫn đến cháy.
- Một số tai nạn do vũ khí:
+ Chế tạo và sử dụng vũ khí tự chế.
+ Tàng trữ trái phép vũ khí trong nhà.
- Một số tai nạn do hóa chất độc hại:
+ Sử dụng thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng,…
+ Sử dụng phẩm màu, chất phụ gia không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
+ Sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định, vượt quá hàm lượng cho phép.
+ Nhiễm độc chì, thủy ngân,…
* Yêu cầu số 2: Nhận xét hành vi của anh A và bà B
- Hành động của anh A có nguy cơ dẫn đến tai nạn cháy, nổ. Vì: xăng dầu là chất dễ cháy, chỉ cần khoảng 5% hơi xăng bay trong không khí là có thể bắt lửa, gây cháy, nổ. Do đó, hành động: hút thuốc lá tại cây xăng và vứt lại điếu thuốc đang cháy dở xuống đất gần hệ thống bơm xăng của trạm sẽ tiềm ẩn rủi ro cháy rất cao.
- Hành động của bà B có thể dẫn đến tai nạn ngộ độc thực phẩm. Vì: các loại thực phẩm ôi thiu, mốc, hỏng… chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của con người.
* Yêu cầu số 3:
- Nhận xét: tình trạng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở Việt Nam vẫn còn rất cao.
+ Từ năm 2017 - 2021, tuy số vụ cháy, nổ ở Việt Nam có sự biến động theo xu hướng giảm, nhưng vẫn còn ở ngưỡng cao và gây thiệt hại lớn về người và của; đổng thời cũng ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.
+ Tình trạng tai nạn do hóa chất độc hại ngày càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài đến sức khỏe của các cá nhân và cộng đồng.
- Hậu quả của tai nạn cháy nổ, vũ khí, chất độc hại:
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của con người.
+ Gây thiệt hại tài sản của các cá nhân, gia đình và xã hội;
+ Gây ô nhiễm môi trường;…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy kể những nguy cơ có thể gây tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại có trong gia đình em. Cho biết bản thân em cần làm gì để góp phần phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
Câu 2:
Là học sinh, em có thể làm gì để nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
Câu 3:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Gần ngày tết Nguyên đán, bạn H được người anh họ cho một bánh pháo để đốt. Bạn Hnói với bạn K: “Tớ với cậu đốt pháo cho vui đi!”.Nghe xong, bạn Kliền đáp:“Pháp luật đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy". Bạn H đáp: “Sao cậu máy móc thế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà vui xóm chứ!”. Lúc này, bạn K nhấn mạnh, đáp: “Không nên H ạ?. Cả hai tranh luận qua lại vì ý kiến trái ngược nhau.
- Hành vi tàng trữ, đốt pháo có nguy cơ gây tai nạn không? Vì sao?
- Nếu bạn H thực hiện hành vi đốt pháo thì có thể dẫn đến những hậu quả gì?
- Em có lời khuyên như thế nào đối với bạn H?
Câu 4:
Tình huống 2. Vào kì nghỉ hè, bạn T và bạn H rủ nhau dùng ná đi bắn chim. Thế nhưng, mấy ngày trôi qua, cả hai vẫn chưa đạt được kết quả gì. Thấy vậy, bạn T bảo: “Hay mình học cách làm súng tự chế thay cho nó để bắn chim”. Bạn H nói: “Không T ơi, làm như vậy nguy hiểm và dễ xảy ra tai nạn lắm”.
- Theo em, nếu bạn T và bạn H làm súng tự chế để bắn chim có vi phạm các quy định của pháp luật không? Vì sao?
- Em có tán thành ý kiến của bạn H không? Vì sao?
Câu 5:
Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp. Trước khi đi công tác, bố mẹ gọi bạn N và em T vào dặn dò: “Bố mẹ đi công tác một tuần, anh em con ở nhà nhớ tự chăm sóc lẫn nhau. Quan trọng là phải bảo đảm không được để xảy ra cháy, nổ và ngộ độc thực phẩm nhé! Thực hiện lời dặn của bố mẹ, bạn N khoá bình ga sau khi nấu ăn xong, tắt điện trước khi ra khỏi nhà. Đặc biệt, bạn N còn dặn em trai khi nấu ăn phải sử dụng các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
- Nếu là bạn N và em T, hãy cho biết em thực hiện như thế nào để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.
- Cho biết bạn N nên nhắc nhở em trai là em T như thế nào để chủ động phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại.
Câu 6:
Em hãy đưa ra quan điểm đối với các ý kiến sau:
a) Sử dụng hoá chất để bảo quản, chế biến thực phẩm là điều bình thường.
b) Tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại chỉ ảnh hưởng đến môi trường.
c) Vũ khí và các chất độc hại được phép tảng trữ, vận chuyển, buôn bán.
d) Học sinh nên tự giác tìm hiểu và thực hiện pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
về câu hỏi!