Câu hỏi:
24/03/2023 2,010Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp:
+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” trên con đường tới trường: Cảm thấy trang trọng và đứng đắn, trong lòng tưng bừng rộn rã khi được mẹ hiền âu yếm nắm tay dẫn đi trên con đường làng quen thuộc dài và hẹp. Chú bé bâng khuâng, tự hào khi thấy mình đã lớn khôn.
+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường: Khi đứng trước ngôi trường, chú bé càng hồi hộp, bỡ ngỡ và ngạc nhiên, chú cảm thấy trường của mình vừa xinh xắn vừa oai nghiêm. Khi chú đứng giữa sân trường rộng lớn thì lại mang cảm giác lo sợ vẩn vơ. Và chú bé cũng như nhiều cậu học trò khác, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa và đi từng bước nhẹ.
+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi trống trường vang lên: Chú bé cảm thấy mình bơ vơ, vụng về và đầy lúng túng. Lúc nghe ông đốc đọc tên từng người, chú bé hồi hộp đến mức cảm thấy như “quả tim ngừng đập”
+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi trong lớp học: bước vào lớp học với cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ, thấy mọi tấm hình treo trên tường đều lạ lạ và hay hay.
- Tác dụng của việc sử dụng câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật: đã giúp thể hiện rõ nét tâm trạng một cách sâu sắc, xúc động, lột tả được những cung bậc cảm xúc của nhân vật trong sự kiện lần đầu tiên đến trường.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc dạng nào dưới đây? Chọn phương án trả lời đúng:
A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ
B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ
C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước
D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí
Câu 2:
Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình từ nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1).
Câu 3:
Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” điều gì?
Câu 4:
Chú ý sự thay đổi trong cảm nhận về cảnh vật của nhân vật “tôi”.
Câu 5:
Văn bản Tôi đi học nói hộ được những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào?
Câu 6:
về câu hỏi!