Câu hỏi:
11/07/2024 200Ở trường hợp 6, việc quy định thu tiền phí dự tuyển trong thông báo tuyển dụng của Siêu thị E có vi phạm pháp luật lao động không? Siêu thị E có thể phải chịu hậu quả gì vì quy định này? Vì sao?
Thông tin 6. Siêu thị E thông báo tuyển dụng nhân viên bán hàng. Trong thông báo tuyển dụng của Siêu thị ghi rõ: người tham gia dự tuyển phải nộp 1.000.000 đồng phí dự tuyển.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Việc quy định thu tiền phí dự tuyển trong thông báo tuyển dụng của Siêu thị E là vi phạm pháp luật lao động. Vì: theo quy định tại Khoản 2 điều 11 Bộ Luật Lao động năm 2019: người lao động không phải trả chi phí cho việc tuyển dụng lao động.
- Siêu thị E có thể bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng vì:
+ Việc thu phí tuyển dụng lao động là hành vi trái pháp luật;
+ Việc xử phạt hành vi này đã được quy định tại Điều 8 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/1/2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng .
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:
- Tình huống a. Chị Y đã kí hợp đồng lao động với Doanh nghiệp tư nhân S. Theo hợp đồng này, mức lương chị Y được hưởng vừa bằng mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định ở thời điểm hợp đồng được kí kết. Sau khi chị làm việc được 1 năm thì Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho người lao động cao hơn mức lương chị Y đang được nhận nhưng doanh nghiệp lại không điều chỉnh lương cho chị.
1/ Theo em, việc không điều chỉnh lương cho chị Y của Doanh nghiệp tư nhân S có vi phạm nguyên tắc bảo vệ người lao động không? Vì sao?
2/ Em hãy tư vấn cho chị Y cách thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình tại doanh nghiệp.
- Tình huống b. Chị K là người lao động của Công ty C. Do thực hiện không đúng quy định pháp luật về an toàn và vệ sinh lao động nên đã bị thương trong khi làm việc và làm hỏng thiết bị của công ty. Xác định lỗi trong vụ việc này thuộc về chị C nên công ty đã ra quyết định yêu cầu chị phải bồi thường thiệt hại. Chị C không đồng ý với quyết định này và còn yêu cầu công ty phải bồi thường cho thương tật của chị.
1/ Theo em, việc chị K thực hiện không đúng quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động và làm hỏng thiết bị của công ty có vi phạm nguyên tắc bảo vệ người sử dụng lao động không? Vì sao?
2/ Em hãy tư vấn cho Giám đốc công ty cách xử lí đối với yêu cầu của chị K?
Câu 2:
Theo em, hành vi, việc làm của các chủ thể trong những tình huống dưới đây là tuân thủ hay vi phạm nguyên tắc của pháp luật lao động? Vì sao?
- Tình huống a. Công ty Q nợ lương hàng trăm công nhân vệ sinh môi trường 4 tháng mặc dù các công nhân này đã nhiều lần cử đại diện và có đơn đề nghị công ty thanh toán nhưng đều không được đáp ứng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đã giao cho các cơ quan chức năng xử lí, buộc Công ty Q phải nhanh chóng thanh toán đầy đủ số tiền lương còn nợ cho công nhân.
- Tình huống b. Công ty X đã kí với ông V một hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Sau khi làm việc được 4 năm thi ông V nhận được một văn bản của Công ty X thông báo chấm dứt hợp đồng lao đồng với ông mà không nêu rõ lí do. Không đồng ý với quyết định trên, ông V nhiều lần khiếu nại yêu cầu công ty giải thích nhưng không nhận được phản hồi nên ông quyết định khởi kiện công ty ra Toà án yêu cầu bồi thường thiệt hại. Toà án có thẩm quyền đã xét xử vụ kiện và tuyên án: Do công ty đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên phải bồi thường thiệt hại cho ông V 1,5 tỉ đồng.
- Tình huống c. Chị H là lao động của Doanh nghiệp N đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định phạt 700 000 đồng do không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp trong quá trình lao động.
Câu 3:
Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Người sử dụng lao động thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật lao động là có thể bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động.
b. Việc tìm kiếm và bảo vệ việc làm cho người lao động hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng của người lao động.
c. Pháp luật lao động Việt Nam hưởng tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 4:
Em cùng các bạn trong nhóm sưu tầm một câu chuyện liên quan đến việc bảo vệ người lao động hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và chia sẻ với cả lớp.
Câu 5:
Theo em, vì sao pháp luật phải quy định quyền của người lao động? Việc chị M làm đơn xin phép doanh nghiệp cho nghỉ không hưởng lương trong ba tháng tiếp theo và được doanh nghiệp chấp thuận có phù hợp với nguyên tắc bảo vệ người lao động không? Vì sao?
Câu 6:
Theo em, việc không trang bị đủ đồ bảo hộ cần thiết cho công nhân của Công ty M đã vi phạm nguyên tắc nào của pháp luật lao động? Công ty M có phải bồi thường thiệt hại cho anh N không? Vì sao?
Thông tin 3. Anh N là công nhân xây dựng của Công ty M. Do công ty không trang bị đủ đồ bảo hộ cần thiết cho công nhân nên trong một ca làm việc anh đã bị ngã từ trên giàn giáo xuống và bị thương nặng.
Câu 7:
Em hiểu thế nào là nguyên tắc tự do việc làm và tuyển dụng lao động? Nêu ví dụ minh hoạ.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!