Câu hỏi:
28/03/2023 348Em hãy đóng vai người đại diện cho cơ quan bảo hiểm xã hội để tư vấn cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:
Trường hợp a. Bà M là lao động trong Công ty X, đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, đồng thời vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Sắp đến tuổi nghỉ hưu, bà M muốn biết mình được hưởng chế độ như thế nào?
Trường hợp b. Ông T nghe đài và nói với vợ việc mình nghỉ hưu có thể nhận lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng. Vợ của ông T lại cho rằng, người về hưu phải đến trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội uỷ quyền để nhận lương. Vợ chồng ông T muốn được giải đáp về vấn đề này.
Trường hợp c. Lãnh đạo Công ty H quyết định trích 10% Quỹ bảo hiểm xã hội của công ty để tổ chức các hoạt động du lịch, tham quan cho người lao động trong công ty. Một số nhân viên trong công ty băn khoăn không biết sử dụng Quỹ bảo hiểm như thế có vi phạm quy định của pháp luật không.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Trường hợp a.
- Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội của bà M sẽ được tính từ khi bà M bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng (trong trường hợp bà M đóng không liên tục thì thời gian được tính là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội).
- Căn cứ vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, nếu đã đủ từ 20 năm trở lên, thì bà M sẽ được hưởng các chế độ sau:
+ Thứ nhất, chế độ hưu trí (mức lương hưu hàng tháng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố cụ thể, như: thời gian tham gia bảo hiểm xã hội; mức đóng bảo hiểm xã hội,…)
+ Thứ hai, được cấp thẻ Bảo hiểm y tế và hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh với mức 95% chi phí khám, chữa bệnh phát sinh.
+ Thứ ba, được hỗ trợ mai táng và tử tuất (khi bà M qua đời).
♦ Trường hợp b.
- Theo quy định về Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng được quy định tại Điều 2 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam: công dân có thể nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt hoặc qua qua tài khoản cá nhân.
- Để nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân, công dân cần thực hiện các bước sau:
+ (1) Kê khai số tài khoản cá nhân, ngân hàng nơi mở tài khoản vào tờ khai “Thông báo thay đổi thông tin người hưởng” theo Mẫu số 2-CBH ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quyết định số 999/QĐ-BHXH ngày 24/9/2105 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam
+ (2) Gửi thông tin đã kê khai (ở bước 1) lên cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương nơi mình cư trú.
=> Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản cá nhân công dân đã đăng ký.
♦ Trường hợp c.
+ Khoản 4, Điều 5, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định Quỹ bảo hiểm xã hội phải được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch. Quỹ được sử dụng đúng mục đích, hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần (gồm: quỹ ốn đau và thai sản; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ hưu trí và tử tuất).
+ Như vậy, việc lãnh đạo Công ty H quyết định trích 10% Quỹ bảo hiểm xã hội của công ty để tổ chức các hoạt động du lịch, tham quan cho người lao động trong công ty là không phù hợp với quy định của pháp luật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1. Chị K đang làm công nhân tại một công ty trách nhiệm hữu hạn. Ba tháng vừa rồi chị K và nhiều người lao động trong công ty chưa được nhận lương, mặc dù lãnh đạo công ty đã hứa nhiều lần. Trong công ty không có tổ chức công đoàn nên không ai đứng ra bảo vệ cho người lao động. Chị K đã gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị giải quyết.
a) Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động trong trường hợp này?
b) Nếu là người thân của chị K, em sẽ hướng dẫn chị K thực hiện trình tự, thủ tục như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình và những người lao động khác?
Tình huống 2. Công ty V đã kí hợp đồng lao động với chị H, thời hạn hợp đồng là 12 tháng. Sau 3 tháng làm việc, Công ty V đã cử chị H đi đào tạo 3 tháng tại Hàn Quốc và chi trả mọi chi phí. Trước khi đi, chị H đã kí vào bản cam kết “Khi về nước sẽ làm việc trong công ty ít nhất 5 năm, nếu tự ý thôi việc trước 5 năm thì phải bồi thường toàn bộ chi phí mà công ty đã bỏ ra cho chị đi học”. Sau khi về nước, tiếp tục làm việc cho Công ty V được 2 năm thì chị H gửi đơn xin thôi việc với lí do gia đình chị chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã kí với công ty, sau đó chị H chính thức nghỉ việc. Công ty V gửi công văn yêu cầu chị H phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo là 500 triệu đồng. Chị H không đồng ý bồi thường nên Công ty V đã gửi đơn đề nghị Toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa công ty và chị H.
a) Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động trong trường hợp này?
b) Nếu chị H không muốn phải bồi thường chi phi đào tạo, chị H cần làm gì?
Câu 2:
Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Thời điểm trả lương do hai bên thoả thuận và được ấn định vào một thời điểm cố định trong tháng.
B. Người lao động trong thời gian thử việc bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội.
C. Tiền lương được xác định bởi các yếu tố như chức danh, kĩ năng, bằng cấp, kinh nghiệm và một số yếu tố khác tuỳ thuộc vào mỗi công ty.
D. Tiền thưởng do doanh nghiệp tự quyết định dựa trên các quy chế của doanh nghiệp và tham khảo các tổ chức đại diện cho tập thể người lao động.
E. Lao động nữ đã đóng bảo hiểm được 4 tháng thì trong thời gian nghỉ sinh con được hưởng chế độ thai sản từ bảo hiểm xã hội.
Câu 3:
a) Em nhận xét như thế nào về tranh chấp lao động xảy ra trong các trường hợp trên? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến những tranh chấp lao động đó?
b) Có ý kiến cho rằng, tranh chấp lao động trong trường hợp 1 là tranh chấp cá nhân, trong trường hợp 2 là tranh chấp tập thể, em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
c) Theo em, cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của những người lao động trong các trường hợp trên? Trình tự, thủ tục giải quyết như thế nào?
Câu 4:
a) Trong thông tin trên, theo em những chủ thể nào được hưởng tiền lương, tiền thưởng? b) Theo em, việc trả lương cho người lao động phải thực hiện những nguyên tắc nào?
Câu 5:
Giả định em là người lao động, giữa em và người sử dụng lao động có tranh chấp về tiền lương hoặc bảo hiểm xã hội, em sẽ làm như thế nào để bảo vệ quyền lợi của mình?
Câu 6:
a) Em nhận xét như thế nào về những chi phí mà Xí nghiệp X chi trả cho chị V? Những chi phí đó được lấy từ nguồn kinh phí nào? Vì sao chị V lại được xí nghiệp hỗ trợ hưởng toàn bộ chi phí trong thời gian điều trị bệnh?
b) Trong trường hợp 2, anh B có bị mất quyền lợi có được từ bảo hiểm xã hội không?
c) Theo em, bạn H có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Vì sao? Hãy kể tên các loại hình bảo hiểm xã hội mà em biết.
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
14 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
13 câu Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo Bài 3 có đáp án
về câu hỏi!