Câu hỏi:
12/07/2024 4,403Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà qua đoạn trích:
Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh "Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân - Ngữ văn 12,
tập Một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp hung bạo của Sông Đà trong cuộc chiến với người lái đò Sông Đà để rút ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
I. Giới thiệu chung
- Nguyễn Tuân là nhà văn tiêu biểu cho nền văn học Việt Nam. Phong cách độc đáo, tài hoa và uyên bác.
- Người lái đò sông Đà là tác phẩm được trích trong tập Tùy bút sông Đà là kết quả của chuyến đi thực tế của tác giả lên vùng Tây Bắc. Tại đây ông đã phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên cùng chất vàng mười trong tâm hồn của người dân nơi đây.
- Khái quát vấn đề: Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình của sông Đà trong đoạn trích. Từ đó, liên hệ với vẻ đẹp hung bạo của Sông Đà trong cuộc chiến với người lái đò Sông Đà để rút ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của nhà văn Nguyễn Tuân.
II. Phân tích
1. Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình sông Đà
- Sông Đà được cảm nhận ở phương diện không gian, từ điểm nhìn trên cao với hình dáng, thủy trình và sắc nước sông Đà.
+ Hình dáng:
+ Từ trên tàu bay nhìn xuống sông Đà như “cái dây thừng ngoằn ngoèo” uốn quanh núi rừng Tây Bắc, hài hòa với thiên nhiên Tây Bắc.
++ Ở những quãng yên, dòng sông lại giống như một người thiếu nữ kiều diễm “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ấn hiện trong máy trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo”. -> So sánh, so sánh trùng điệp gợi vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng, trẻ trung, mềm mại, thướt tha.
+ Thủy trình và sắc nước Sông Đà:
+ Mùa xuân dòng xanh ngọc bích…-> vẻ đẹp trong xanh, sâu thẳm thẳm, cao quý.
++ Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ...-> vẻ mặn mòi, trù phú của phù sa đồng thời mang theo cảm xúc của đất trời.
-> Màu nước sông Đà biến chuyển đối lập theo mùa tạo nên sự hấp dẫn, diệu kì của con sông và thiên nhiên Tây Bắc (như một sinh thể có hồn).
- Cảm xúc của nhà văn: tự hào trước thiên nhiên kỳ thú, diễm lệ, tình yêu sâu sắc đối với đất nước quê hương; kịch liệt phản đối luận điệu xuyên tạc của kẻ thủ trước đây: Chưa hề bao giờ tôi thấy Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đề ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
2. Liên hệ với vẻ đẹp hung bạo của Sông Đà trong cuộc chiến với người lái đò Sông Đà để rút ra những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân.
- Hình ảnh sông Đà trong đoạn trích mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình. Hình ảnh sông Đà trong cuộc chiến với người lái đò Sông Đà là dòng sông hung bạo, hùng vĩ, sức mạnh phi thường, tâm địa hiểm độc, hiện diện như một “thứ kẻ thù số một của con người" (...)
- Đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân:
+ Ngôn ngữ miêu tả giàu tính tạo hình, biểu cảm.
+ Vận dụng kiên thức của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để sáng tạo hình tượng (thể thao, điện ảnh, quân sự, võ thuật...).
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ: nhân hóa, liệt kê, tương phản đối lập, ẩn dụ....
+ Lối so sánh, liên tưởng độc đáo thú vị.
→ Chất tài hoa uyên bác trong nghề thuật miêu tả: Sông Đà không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như con người có vẻ đẹp tâm hồn, tính cách phong phú.
* Đánh giá
- Hình ảnh Sông Đà đẹp từ hình dáng đến màu sắc. Đó là vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, hiền hòa. Con sông cũng là biểu tượng cho thiên nhiên Tây Bắc, là chất vàng của Tây Bắc.
- Qua đó ta thấy được tấm lòng của Nguyễn Tuân yêu và say mê với vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Đoạn văn bộc lộ rõ nét chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân: Hình ảnh ngôn từ mới lạ, câu văn căng tràn trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh nhịp điệu: cách so sánh, nhân hóa táo bạo mà kì thú, lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.
III. Kết luận
- Khái quát lại vấn đề.
- Giá trị nội dung, nghệ thuật.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nêu hai biện pháp cần thực hiện để rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi.
Câu 2:
Theo anh/chị, vì sao nhân vật "tôi" lại có ước nguyện học kĩ năng này sớm hơn?
Câu 3:
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc rèn luyện kĩ năng giao tiếp đối với các bạn trẻ trong xã hội hiện đại.
Câu 4:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
(…) Thời phổ thông trung học, tôi học trường chuyên ở một thành phố nhỏ. Như bao trường chuyên khác, học sinh được ôn luyện từng ngày để tham gia các cuộc thi cấp địa phương và quốc gia. Mục tiêu của tất cả học sinh, giáo viên và phụ huynh là đỗ vào một trường đại học tốt. Trong suốt những năm phổ thông, tôi học cách trả lời tốt các câu hỏi, nhưng không bao giờ học cách đặt câu hỏi.
Khi lên đại học, tôi học tại một trường nữ sinh nhỏ ở miền Nam nước Mỹ. Tôi vẫn dùng phương pháp trả bài ấy, kỹ năng mà nhiều năm ở Việt Nam đã dạy tôi rất tốt để đạt điểm cao... Tuy nhiên tôi không phải là sinh viên sáng nhất khoa sử dù có thể ghi nhớ và luôn trả lời được hầu hết câu hỏi.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi sang Đức làm trợ lý nghiên cứu cho hai nhà nhân chủng học (anthropologists). Lần đầu tiên tôi được đồng nghiệp chỉ cho rằng, đặt câu hỏi là bước cơ bản để trở thành một nhà nghiên cứu. Họ khuyến khích tôi đặt những câu hỏi từ rất đơn giản, ví dụ "định nghĩa của từ này là gì?", "trong bối cảnh như vậy việc gì sẽ xảy ra?" cho đến những câu phức tạp cần miêu tả dài dòng. Tôi bắt đầu chú ý đến cách đồng nghiệp hỏi tại các buổi họp và hội thảo. Sau khoảng một năm, tôi đi thực địa cùng các giáo sư và bắt đầu phải viết rất nhiều ghi chép. Đây là cơ hội cho tôi luyện tập đặt câu hỏi.
Hai năm làm việc ở Đức, học cách đặt câu hỏi đã thôi thúc tôi trên con đường học vấn (…) Kỹ năng hỏi giúp tôi trong lúc làm nghiên cứu, và hiện giờ ở nơi làm việc. Tôi quyết định không theo đuổi sự nghiệp học thuật với tư cách là giáo sư mà trở thành nhà khoa học dữ liệu (data scientist). Công việc chính của tôi xoay quanh việc xây dựng giải pháp kỹ thuật cho các bài toán kinh doanh. 90% thời gian của tôi dành để trao đổi với đồng nghiệp và các bộ phận khác trong công ty.
Tôi luôn hy vọng các bạn chuẩn bị sẵn một danh sách câu hỏi, sắp xếp chúng thành 2-3 chủ đề. Các bạn sẽ cảm thấy chủ động, và tự tin hơn trong cuộc trò chuyện. Trong các cuộc phỏng vấn xin việc, ứng viên cũng nên làm điều tương tự. Đây không chỉ là cơ hội để công ty đặt câu hỏi, mà còn là cơ hội để các bạn phỏng vấn ngược, nhằm nắm được nhiều thông tin hơn về nơi có thể là môi trường làm việc tương lai của mình.
Tôi học nghệ thuật đặt câu hỏi qua thử nghiệm và cả sai lầm, bằng cách đi thực địa lúc đi làm nghiên cứu, và hiện giờ là qua việc phỏng vấn rất nhiều ứng viên xin việc. Nhưng tôi vẫn ước rằng mình đã được học kỹ năng này sớm hơn, trong gia đình, ở trường phổ thông hoặc thậm chí ở trường đại học.
(Trích Học cách đặt câu hỏi – Thân Hạnh Nga)
Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 5:
Tác giả đã chỉ ra kĩ năng đặt câu hỏi sẽ giúp những ứng cử viên điều gì khi đi xin việc?
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 16)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 8)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 10)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 14)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 4)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 19)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT Ngữ văn (Đề số 7)
về câu hỏi!