Câu hỏi:

25/04/2023 1,353

Xác hàng thịt: (Bắt đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia, ông không tách ra khỏi được tôi đâu dù tôi chỉ là thân xác..

Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mày chỉ là xác thịt âm u đui mù…

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác hàng thịt có tiếng nói đấy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn

luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả linh hồn cao khiết của ông!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc!

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém mà bất cứ con thú nào cũng thèm được: Thèm ăn ngon, thèm rượu thịt..

Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: Khi ông ở bên nhà tôi…Khi ông đứng, bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại.. Đêm hôm đó suýt nữa thì…

Hồn Trương Ba: Im đi, đấy là mày chứ, chân tay mày hơi thở của mày…

Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ? Tôi chỉ trách là sao, đêm hôm ấy, ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của… Này nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: Chẳng nhẽ ông không xao xuyến chút gì à? Hà hà, cái món tiết canh cố hữu, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc được sao? Để thoả mãn tôi, chẳng nhẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào hãy thành thật trả lời đi!

Hồn Trương Ba: Ta… ta đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tôi được. Hai ta đã hoà với nhau làm một!

Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: Nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn!

Hồn Trương Ba: (Bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

Xác hàng thịt: (Lắc đầu) Ông cứ việc bịt tai lại! Chẳng có cách nào chối bỏ tôi được đâu! Mà đáng lẽ ông phải cảm ơn tôi. Tôi đã cho ông sức mạnh. Ông có nhớ hôm ông tát thằng con ông toé máu mồm máu mũi không? Cơn giận của ông lại có thêm sức mạnh của tôi! Ha ha..

Hồn Trương Ba: Ta cần gì đến cái sức mạnh làm ta trở thành tàn bạo.

Xác hàng thịt: Nhưng tôi là cái hoàn cảnh mà ông buộc phải quy phục! Đâu phải lỗi tại tôi.. (Buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn. Nhờ tôi mà ông có thể làm lụng, cuốc xới. Ông nhìn ngắm trời đất cây cối người thân… Nhờ có đôi mắt của tôi, ông cảm nhận thế giới này qua những giác quan của tôi… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người. Người ta xâm phạm thể xác.. Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ts sống với hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác.. Mỗi bữa cơm rôi đòi ăn tám, chín bát cơm, tôi thèm ăn thịt hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ tám, chín bát cơm cho tôi ăn chứ?

Hồn Trương Ba: Nhưng…nhưng…

Xác hàng thịt: Hãy công bằng hơn, ông Trương Ba ạ! Từ nãy tới giờ chỉ có ông nặng lời với tôi,

chứ tôi thì vẫn nhã nhặn với ông đấy chứ? (Thì thầm). Tôi rất biết cách chiều chuộng linh hồn.

Hồn Trương Ba: Chiều chuộng?

Xác hàng thịt: Chứ sao? Tôi thông cảm với những trò chơi tâm hồn của ông. Nghĩa là những lúc một mình một bóng, ông cứ việc nghĩ rằng ông có một tâm hồn bên trong cao khiết, chẳng qua vì hoàn cảnh vì để sống mà ông phải nhân nhượng tôi. Làm xong điều gì xấu ông cứ đổ tội cho tôi, để ông được thanh thản. Tôi biết cần phải để cho tính tự ái của ông được ve vuốt. Tâm hồn là thứ lắm sĩ diện. hà hà…miễn là.. ông vẫn làm đủ mọi việc để thoả mãn những thèm khát của tôi!

Hồn Trương Ba: Lý lẽ của anh thật ti tiện!

Xác hàng thịt: Ấy đấy, ông bắt đầu gọi tôi là anh rồi đấy! Có phải lí lẽ của tôi đâu, tôi chỉ nhắc lại những điều ông vẫn tự nói với mình và những người khác đấy chứ! Đã bảo chúng ta tuy hai mà một mà!

Hồn Trương Ba: (Như tuyệt vọng) Trời!

Xác hàng thịt: (An ủi) Ông đừng nên tự dằn vặt làm gì! Tôi đâu muốn làm khổ ông, bởi tôi cũng

rất cần đến ông. Thôi, đừng cãi cọ nhau nữa. Chằng còn cách nào khác đâu! Phải sống hoà thuận với nhau thôi! Cái hồn vía ương bướng của tôi ơi, hãy về với tôi này!

(Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt).

 (Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, SGK Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục, Tr 144,145)

Phân tích những xung đột giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về khát vọng sống là chính mình được đề cập đến trong đoạn trích.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích những xung đột giữa Hồn Trương Ba và xác hàng thịt trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về khát vọng sống là chính mình được đề cập đến trong đoạn trích 
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Lưu Quang Vũ, tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt và đoạn trích. 
* Những xung đột giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt
- Hoàn cảnh của Trương Ba: Trương Ba vốn là người làm vườn có tâm hồn thanh cao, vì sự tắc trách của quan thiên đình mà phải chết oan. Đế Thích sửa sai bằng cách cho hồn sống trong thân xác của hàng thịt. Từ đó, cuộc sống của hồn bắt đầu có nhiều biến động. Hồn sống trong đau khổ và khao khát được thoát khỏi xác. Ước muốn của Hồn Trương Ba đã được thỏa nguyện. Sự phân tách và đối đầu giữa Hồn Trương Ba và Xác hàng thịt trước hết có thể hiểu là sự tranh cãi quyết liệt giữa một bên là Hồn Trương Ba (tượng trưng cho sự cao khiết, cho đạo đức, cho “phần Người” chân chính của mỗi con người) và một bên là Xác hàng thịt (tượng trưng cho bản năng, cho những ham muốn trần tục, là “phần Con” tầm thường ẩn nấp trong mỗi con người).
- Thái độ của hồn Trương Ba:
+ Hồn bất ngờ vì thấy xác có tiếng nói đồng thời bày tỏ tâm trạng uất ức, tức giận vì phải chung sống với xác thô lỗ, tầm thường, dung tục. Hồn cũng không che giấu sự coi thường, khinh bỉ đối với Xác, “kẻ âm u đui mù, không cảm xúc, không tư tưởng, không có tiếng nói”...; kẻ có nhu cầu vật chất thấp kém gần với con thú (thèm ăn ngon, thèm rượu thịt), sức mạnh thể chất gắn với sự tàn bạo…
+ Hồn phủ nhận sự lệ thuộc của linh hồn vào xác thịt, khẳng định linh hồn có đời sống riêng: “nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”…
=> Tưởng rằng, Hồn sẽ phần nào giải tỏa được nỗi đau khổ bị dồn nén bấy lâu khi có cơ hội cất lên tiếng nói của mình.
- Thái độ của xác hàng thịt:
+ Tâm thế của xác hàng thịt trong cuộc đối thoại: Xác không bị động, nhún nhường. Ngược lại, xác có thái độ khi thì ngạo nghễ, thách thức, khi thì ranh mãnh với những câu hỏi mang tính phản biện đầy bỡn cợt, châm chọc.
+ Xác: Khẳng định, tuyên bố về sự âm u, đui mù của xác có sức mạnh ghê gớm, xác nhạo báng hồn: “ Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác”; “ Có đấy ! Xác thịt có tiếng nói đấy ! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy ! ”
+ Xác chỉ ra sự tha hóa của hồn bằng những chứng cứ khiến hồn không thể chối cãi. Đó là khi hồn đứng cạnh vợ người hàng thịt: “tay chân run rẩy, hơi thở nóng rực, cổ nghẹn lại... Đêm hôm đó, suýt nữa thì...”. Đó là việc hồn đang xuôi theo xác, bị xác sai khiến làm cho hồn cũng lâng lâng cảm xúc khi đứng trước những món ăn dung tục “tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi và đủ các thứ thú vị khác”. Đó là việc hồn cũng trở thành con người thô lỗ, phũ phàng, khi khuyên thằng con đi vào con đường ngay thẳng không được, ông đã nổi giận: “tát thằng con tóe máu mồm, máu mũi”. Xác cũng nêu bằng chứng cho thấy sự gắn kết giữa thân xác với linh hồn: “Khi muốn hành hạ tâm hồn con người, người ta xúc phạm thể xác”. Xác phê phán chủ trương của giới trí thức: “đề cao tâm hồn mà coi thường sự tồn tại của xác, bỏ bê thân xác họ khổ sở, nhếch nhác”.
=> Lí lẽ của xác đã khơi đúng sự thật mà lâu nay hồn cố tình ngụy biện, chối bỏ.
+ Xác đưa ra giải pháp chung sống: hồn cứ việc đổ lỗi cho xác miễn là chịu thỏa mãn mọi khát thèm của xác.
→ Như vậy, lí lẽ của xác khi tranh cãi với hồn, xác khẳng định xác thịt đui mù có quyền lực sai khiến cả linh hồn, trong những hoạt động của thể xác luôn có sự tham gia, can dự của hồn (dù hồn có muốn hay không). Đây là quá trình tha hóa tự phát, linh hồn bị nhiễm độc sự dung tục của thể xác.
- Kết quả cuộc tranh luận:
+ Cuộc tranh luận của Hồn Trương Ba với xác hàng thịt cuối cùng cũng đi đến hồi kết. Xác hàng thịt thắng thế, buộc Hồn Trương Ba phải quy phục xác, còn Hồn Trương Ba cam chịu, buộc phải chấp nhận, lúng túng trước những lí lẽ của thể xác, bởi bản thân hồn ý thức rõ ràng sự tha hóa diễn ra trong những hành động nhỏ nhất của đời sống
+ Kết thúc cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba dằn vặt, đau đớn, hoang mang, tuyệt vọng trở về cuộc sống trái với chính mình. Chi tiết “Hồn Trương Ba bần thần nhập lại vào xác hàng thịt, ngồi lặng lẽ bên chõng” diễn tả cô đọng tính chất căng thẳng của xung đột kịch: mâu thuẫn không những không được giải quyết mà còn được đẩy lên đến một mức cao hơn.
=> Ý nghĩa:
+ Trong bi kịch đầu tiên, hồn là biểu tượng cho sự thanh cao của đạo đức, biểu tượng cho phần chân chính còn xác là biểu tượng cho những ham muốn trần tục, thô lỗ của con người. Qua cuộc đấu tranh này, Lưu Quang Vũ muốn nhấn mạnh: Con người không chỉ sống bằng thân xác mà cũng không thể sống chỉ bằng tinh thần. Hồn và xác phải có sự dung hoà nếu không sẽ tạo thành bi kịch
+ Trong cuộc đối thoại này, Lưu Quang Vũ muốn đưa ra lời cảnh báo: khi con người phải sống trong sự dung tục thì sự dung tục ấy sẽ tàn phá, bào mòn dần nhân cách tốt đẹp của con người. Vì vậy, con người luôn cần phải đấu tranh để làm chủ bản thân và hoàn thiện nhân cách.
* Nghệ thuật:
– Tình huống kịch phát triển tự nhiên, hợp lí. Các hành động kịch nối tiếp nhau, đẩy mâu thuẫn kịch lên đến cao trào, tạo nên kịch tính vô cùng căng thẳng, hấp dẫn.
– Kết hợp giữa việc miêu tả diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật.
– Ngôn ngữ kịch: sinh động, gắn liền với tình cảnh, tâm trạng cụ thể; giàu tính triết lí.
- Giọng điệu: biến hóa, lôi cuốn. 
* Nhận xét về khát vọng được là chính mình
- Trương Ba không chấp nhận sống chung với sự tầm thường giả dối của người khác, ông muốn được sống thuận theo lẽ tự nhiên: trọn vẹn là mình hòa hợp linh hồn thể xác. Khát vọng này chính là độnglực thôi thúc nhân vật luôn cố gắng đấu tranh thoát khỏi tình trạng sống hiện tại nhiều bi kịch thậm chí chấp nhận cả cái chết để được là mình toàn vẹn. Chính điều này góp phần làm nên giá trị nhân văn sâu sắc và sức sống lâu bền cho tác phẩm.
- Từ đó, tác giả muốn nhắn nhủ mỗi người chúng ta phải trang bị tri thức, kĩ năng, luôn chủ động, linh hoạt trước những biến đổi của cuộc sống. Cần giữ vững cá tính, phong cách của bản thân, sống hòa nhập nhưng không hòa tan, sống theo cá tính, phong cách riêng nhưng không lập dị khác thường, con người sẽ có được hạnh phúc thực sự.  
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. 

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về sự cần thiết của việc nắm lấy hiện tại.

Xem đáp án » 25/04/2023 4,553

Câu 2:

Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến thời cơ tốt nhất luôn chính là thời điểm hiện tại?

Xem đáp án » 25/04/2023 2,253

Câu 3:

Đọc văn bản:

Khi còn trẻ, tôi cũng thường xuyên nói những câu: “Đợi đến khi tốt nghiệp trung học, tôi sẽ…”, “Đợi tốt nghiệp đại học xong tôi sẽ…”, “Đợi mua được nhà xong, tôi sẽ…”, “Đợi sự nghiệp thành danh rồi…”, tôi không hề nhận ra rằng tất cả mọi thứ trong cuộc sống của tôi dường như đều nằm trong sự chờ đợi.

Có một ngày, tôi nghe thấy có một người bạn của cha mình vô cùng đau khổ tâm sự rằng “Tôi không dám tin điều này là sự thật. Vợ tôi rất thích hoa, luôn hi vọng được tôi tặng hoa nhưng tôi cho rằng việc đó quá lãng phí, đợi chúng tôi có điều kiện kinh tế dư giả hơn một chút, đợi con út chúng tôi trưởng thành rồi tôi sẽ mua hoa tặng cô ấy. Vì thế, tôi thường thoái thác nói để lần sau sẽ mua. Kết quả, giờ đây cô ấy đã rời xa thế giới này, mãi mãi không đợi được đến ngày đó nữa. Còn tôi chỉ có thể mua hoa tươi bày trước bài vị của cô ấy.”. Cảm giác tuyệt vọng của chú ấy in đậm trong tâm trí tôi, từ đó, tôi mới hiểu sâu sắc đạo lí: có quá nhiều người không dám nắm lấy hiện tại mà lại gửi hi vọng vào sự chờ đợi mơ hồ.

Bất luận là mua hoa cho người yêu thương hay đăng kí một bộ môn mà bạn yêu thích hoặc đi du lịch khắp thế giới, bạn đừng nên chờ đợi. Khi bạn có đủ năng lực chăm sóc tốt bản thân, hãy lập tức hành động. Bạn nên biết rằng cuộc sống là luôn luôn biến đổi, tương lai là điều không thể dự đoán, lạc quan không hề sai nhưng lạc quan mù quáng vào tương lai thì sai lầm đáng sợ. Vì vậy, thời cơ tốt nhất luôn chính là thời điểm hiện tại. Bạn muốn làm việc gì, muốn tương lai ra sao, đừng chờ đợi “nếu có một ngày”, ngay từ bây giờ bạn đã có thể bắt đầu thực hiện được rồi.

(Khi bạn đang mơ thì người khác đang nỗ lực, Vĩ Nhân, NXB Văn học, 2018, Tr 28-29)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Xem đáp án » 25/04/2023 2,010

Câu 4:

Anh/ chị có đồng tình với ý kiến Khi bạn có đủ năng lực chăm sóc tốt bản thân, hãy lập tức hành động không? Vì sao?

Xem đáp án » 25/04/2023 1,795

Câu 5:

Theo văn bản, tác giả đã hiểu ra đạo lí gì từ câu chuyện của người bạn của cha mình?

Xem đáp án » 25/04/2023 1,196

Bình luận


Bình luận