Câu hỏi:

25/04/2023 1,107

Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

Lại như quãng Tà Mường Vát phía dưới Sơn La. Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tong thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Trên mặt cái hút xoáy tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn. Không thuyền nào dám men gần những cái hút nước ấy, thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô to sang số nhấn ga cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực. Chèo nhanh và tay lái cho vững mà phóng qua cái giếng sâu, những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vút biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới…”

 (Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1, trang 186, 187 NXB GD, 2007)

Phân tích đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tình yêu thiên nhiên, đất nước được gửi gắm qua hình tượng Sông Đà. 

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.  
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích đoạn trích; nhận xét tình yêu thiên nhiên đất nước được gửi gắm qua hình tượng Sông Đà.  
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích 
* Cảm nhận hình tượng Sông Đà hung bạo trong đoạn trích:
- Cảnh vách đá bờ sông
+ Hình ảnh vách thành gợi liên tưởng về những vách đá cao dựng đứng, thâm nghiêm, vững chãi
+ So sánh vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu mới mẻ, độc đáo gợi tả cụ thể về hình dạng của dòng sông đoạn có vách đá chảy qua
+ Cái hẹp của lòng sông tác giả tả qua hàng loạt chi tiết:
Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời, con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách
+ Cảm giác đi trên sông qua đoạn này cũng được miêu tả chân thực qua biện pháp tương phản và so sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và độc đáo
- Ghềnh trên sông Đà: Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm …
+ Dài hàng cây số tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm + Câu văn nhịp ngắn, nhanh, dồn dập kết hợp với các thanh sắc, những từ ngữ điệp nối tiếp thế chỗ nhau trong các cụm từ nước xô đá, đá xô song, sóng xô gió đã tái hiện sinh động quần thể những sức mạnh thiên nhiên dữ dội nhất của nước, sóng, gió, và đá Sông Đà nơi mặt ghềnh + Từ láy gùn ghè và hình ảnh so sánh mang đậm sắc thái nhân hóa “như lúc nào cũng đòi nợ xuýt tay bất cứ người lái đò nào tóm được” đã thể hiện sinh động sự hung hãn lì lợm và cuồng bạo của dòng sông. - Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát
+ Một loạt những hình ảnh sống động, đặc sắc: những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu, một cái mặt giếng mà thành giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thuỷ tinh khối đúc dày, Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc , Nước ặc ặc lên như rót dầu sôi vào cho người đọc hình dung cụ thể về hình dạng, âm thanh của cái hút nước như một quái vật đang giận dữ tới ghê người. + Hình ảnh liên tưởng việc đi qua cái hút nước với ô tô đi qua quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực giúp người đọc dễ dàng hình dung ra cảm giác hãi hùng nếu phải đi thuyền men gần nó. Nhà văn còn phát huy trí tưởng tượng phong phú khi hình dung ra những bè gỗ to lớn nghênh ngang bị lôi tuột xuống đáy hút nước, hay chiếc thuyền bị hút trồng cây chuối ngược rồi vụt biến đi... tan xác ở khuỷnh sông dưới để chứng minh sự nguy hiểm, tàn bạo của hút nước. + Nguyễn Tuân còn tạo ra một giả tưởng li kì khi có một anh quay phim táo tợn ngồi thuyền thúng đi vào cái hút nước để bằng thủ pháp điện ảnh, nhà văn truyền tới người đọc cảm nhận về cái hút nước từ hình khối đến màu sắc của dòng sông và cả cảm giác sợ hãi rất chân thực của con người khi phải đứng trong lòng một khối pha lê xanh như sắp vỡ tan, bất cứ lúc nào cũng như sắp đổ ụp vào người.
=> Sông Đà với vẻ đẹp hung bạo, mạnh mẽ như sẵn sàng thách thức tất cả, là kẻ thù số một của con người.
- Đoạn văn sử dụng ngôn từ giàu chất tạo hình với trí tưởng tượng phong phú, độc đáo, triệt để sự dụng thủ pháp nhân hóa, so sánh và vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực đời sống, quân sự, võ thuật, điện ảnh….Nguyễn Tuân đã miêu tả rất ấn tượng về vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của con sông Đà. 
* Nhận xét về tình yêu thiên nhiên đất nước được gửi gắm qua hình tượng Sông Đà.
- Qua hình tượng sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa. Cảm nhận và miêu tả sông Đà, Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà làm phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.
=> Đoạn trích Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là một bài tuỳ bút có giá trị vô cùng to lớn, tác giả đã thành công ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên cùng với con người miền Tây bắc xa xôi. Đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng, sự gắn bó tha thiết, sâu nặng của Nguyễn Tuân đối với quê hương, đất nước, con người Việt Nam.  
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.  
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.  

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn sau:

Ngày xưa lên rừng ngan ngát hương say

Ngày nay lên rừng nước mắt cay cay

Tìm hoài, mày ở đâu? Sao chưa thấy?

Xem đáp án » 25/04/2023 1,507

Câu 2:

Anh/chị suy nghĩ gì về việc đi tìm đồng đội của những người lính được đề cập trong văn bản?

Xem đáp án » 25/04/2023 1,472

Câu 3:

Theo văn bản, hình ảnh người mẹ được tái hiện qua những chi tiết nào?

Xem đáp án » 25/04/2023 1,111

Câu 4:

Đọc văn bản:

Theo tiếp dấu chân đi tìm đồng đội

Ngày xưa lên rừng ngan ngát hương say

Ngày nay lên rừng nước mắt cay cay

Tìm hoài, mày ở đâu? Sao chưa thấy?

 

Mày nằm xuống chiến trường đang sôi sục

Bom đạn thù còn pháo chụp quanh đây

Tiếng thét trẻ thơ, tiếng kèn thúc giục

Hãy vùng lên ta chiến thắng quân thù

 

Người mẹ già chờ con tựa cửa

Hòa bình – con vẫn biền biệt nơi xa

Đôi mắt mẹ mờ, lòng mẹ bao la

Mấy mươi năm mẹ còn chờ còn đợi

 

Theo tiếp dấu chân đi tìm đồng đội

Ơi người bạn nằm xuống ở chốn này

                       (Đi tìm đồng đội, Nguyễn Nguy Anh, Một thoáng hương xưa, NXB Đồng Nai, 1996)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Xem đáp án » 25/04/2023 1,078

Câu 5:

Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Xem đáp án » 25/04/2023 972

Bình luận


Bình luận