Câu hỏi:

16/05/2023 4,969

Từ đoạn ngữ liệu ở phần Đọc- hiểu, anh/ chị viết một đoạn văn ngắn (khoảng  200 chữ) trả lời cho câu hỏi: mỗi người cần làm gì để trở thành con người tự do và tự trị?

Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).

Mua bộ đề Hà Nội Mua bộ đề Tp. Hồ Chí Minh Mua đề Bách Khoa

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về cách làm một đoạn nghị luận xã hội.

Cách giải: 

1. Giới thiệu vấn đề: 

- Giới thiệu vấn đề: Mỗi người cần làm gì để trở thành con người tự do và tự trị? 

2. Giải quyết vấn đề 

- Giải thích: Người tự do và tự trị được hiểu là người có thể làm chủ cảm xúc cũng như hành động của bản  thân mình. Người tự do và tự trị không bị tri phối bởi những thành kiến từ những người khác. 

- Bàn luận: Cần làm gì để trở thành người tự do và tự trị? 

+ Cần quay về để hiểu chính bản thân mình, từ đó tự hình thành cho mình một hệ tư tưởng, hiểu cảm xúc của  mình hơn. 

+ Cố gắng trau dồi kiến thức cho bản thân để có khả năng nhận định rõ ràng các vấn đề.

+ Học cách nhìn vấn đề theo nhiều hướng, biết cách đánh giá vấn đề không dựa vào số đông.

+ Sống chậm lại để cảm nhận giá trị cuộc sống. 

…….. 

3. Tổng kết vấn đề. 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể 

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 

Tóc mẹ thì bới sau đầu 

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 

Cái kèo, cái cột thành tên 

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng 

Đất Nước có từ ngày đó... 

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)

Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước.

Xem đáp án » 16/05/2023 7,789

Câu 2:

Anh/chị hiểu như thế nào về "tiếng gọi bên trong" mà tác giả nói đến trong ngữ liệu trên?

Xem đáp án » 16/05/2023 1,079

Câu 3:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 

Có một lần tôi đi xem kịch, màn 1 kết thúc, cô MC nói xin quý vị khán giả một tràng pháo tay. Cả khán  phòng đầy ắp khán giả nhưng chỉ lác đác, lẹt đẹt có mấy cái vỗ tay. Tôi hỏi anh bạn ngồi bên cạnh, kịch có  hay không anh? Anh trả lời một hơi: - Hay quá, không ngờ kịch lại hay như vậy. Nhiều năm nay tôi không đi  xem kịch, bữa nay vì người ta tặng vẻ nên đi thử, không ngờ kịch hay như thế. Lần sau, nếu không ai tặng vé  thì cũng sẽ mua vé để đi coi. 

- Nhưng lúc nãy tôi thấy anh không vỗ tay, tôi hỏi. Và anh ấy trả lời một cách rất tự nhiên rằng, đã có người  khác vỗ rồi, nên mình không vỗ cũng được. 

Vậy là rõ rồi, anh ấy và hầu hết mọi người trong khán phòng đều không vỗ tay, không hẳn vì họ không  thích vở kịch. Họ không vỗ tay là vì ai cũng nghĩ rằng, "đã có người khác vỗ rỗi, nên mình không vỗ cũng  được". Và vì ai cũng nghĩ như vậy nên rốt cuộc chẳng mấy ai vỗ tay. 

Có mấy điều suy nghĩ từ câu chuyện này: 

Một là, về khán giả của vở kịch. Chuyện gì sẽ đến khi mà hầu hết khán giả tiết kiệm một tràng vỗ tay để cổ vũ và tán thưởng, dù các nghệ sĩ rất xứng đáng được như vậy? Điều đó có thể khiến cho người nghệ sĩ biểu  diễn mất dần cảm hứng, vả những tiết mục càng về sau của họ sẽ không còn xuất sắc như lúc đầu nữa. Và  người thiệt thòi chính là khán giả chứ không phải ai khác. Trái lại, nếu mỗi người đều có ý thức vỗ tay thì sẽ tạo nên những tràng pháo tay vang dội, khiến cho người nghệ sĩ cảm thấy mình được trân trọng, phần biểu  diễn của họ sẽ càng trở nên thăng hoa hơn và khán giả sẽ được thưởng thức nghệ thuật đích thực. 

Hai là, về phương diện xã hội, nếu như ai cũng thoái thác trách nhiệm của mình, ai cũng ỷ lại người khác  như vậy thì xã hội sẽ ra sao? 

Ba là, về phương diện cá nhân, nếu mình thấy vở kịch hay thì cứ vỗ tay, còn ai có vỗ tay hay không là  chuyện của họ, mình không bận tâm lắm, đó mới là cách nghĩ và cách hành xử của con người tự do và tự trị.  Nói cách khác, con người tự do/ tự trị sẽ hành động theo "tiếng gọi bên trong" của mình, họ sẽ không hành  xử theo kiểu bầy đàn (mọi người sao thì mình vậy, luôn giống mọi người), họ sẽ không hành động theo kiểu  khuôn mẫu (hồi trước sao thì bây giờ sẽ như vậy), họ sẽ không hành xử theo kiểu luôn khác (tôi phải luôn khác biệt với mọi người), và họ cũng không ỷ lại cho người khác (nếu đó là trách nhiệm cá nhân của mình thì  mình sẽ làm, không cần biết là người khác có làm hay không). 

(Giản Tư Trung, đủng việc- một góc nhìn về câu chuyện khai minh, NXB Tri thức, tr. 33-34)

Trong ngữ liệu trên, vì sao anh bạn bên cạnh không vỗ tay khi xem xong màn 1 của vở kịch?

Xem đáp án » 16/05/2023 990

Câu 4:

Nếu anh/chị là một khán giả xem kịch trong câu chuyện trên, anh/chị sẽ ứng xử như thế nào khi  xem xong kịch? Vì sao? 

Xem đáp án » 16/05/2023 858

Câu 5:

Theo tác giả, việc anh bạn không vỗ tay là biểu hiện của điều gì? 

Xem đáp án » 16/05/2023 681

Bình luận


Bình luận