Câu hỏi:
21/05/2023 1,748Ở người bệnh đái tháo đường do đột biến gen mã hóa hóc môn insulin gây suy giảm bài tiết Insulin và nồng độ Insulin ngoại vị thay đổi dẫn đến tăng đường huyết. Gen mã hóa hormone insulin ở người là một trong những gen được giải trình tự rất sớm phục vụ cho nghiên cứu chuyên sâu và điều trị bệnh đái tháo đường. Gen này nằm trên NST số 11 và chứa 4044 cặp nucleotit với số lượng nu trên mạch gốc gồm 680A, 1239X, 1417G, 708T. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về gen insulin và các vấn đề liên quan?
I. Hàm lượng insulin trong máu cao do sự biểu hiện gen khiến con người mắc bệnh đái tháo đường.
II. Trên mạch gốc, số lượng A khác T là một gợi ý cho thấy gen này là 1 phân tử ADN mạch đơn.
III. Gen này giàu G – X và do đó nhiệt độ nóng chảy của gen (nhiệt độ tách 2 mạch đơn) cao hơn so với các gen có chiều dài tương ứng cân bằng tỉ lệ G – X và A – T.
IV. Chiều dài của gen được giải trình tự kể trên có giá trị 687,48 nm.
V. Tính trạng khả năng sản xuất insulin ở người được di truyền theo quy luật liên kết với giới tính.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Phương pháp:
Vận dụng kiến thức về đột biến gen để giải bài tập.
Cách giải:
I sai. Hàm lượng insulin trong máu thấp dẫn tới sự hấp thụ đường bị giảm sút gây ra bệnh đái tháo đường.
II sai. Vì nucleotit loại A của mạch gốc bằng với số nucleotit loại T của mạch bổ sung nên trên mạch gốc, số nucleotit loại A và loại T có thể khác nhau.
III đúng. Vì số cặp G - X của gen cao hơn hẳn so với số cặp A - T nên số lượng kiên kết hidro của gen cũng lớn hơn so với gen có chiều dài tương ứng cân bằng tỉ lệ G – X và A – T → nhiệt độ nóng chảy cao hơn.
IV sai.
Số nucleotit của gen là: 4044 \( \times \) 2 = 8088 (nu)
→ Chiều dài của gen: L = 8088 : 2 \( \times \) 3,4 = 13749,6 (angstron)
Đổi: 13749,6 angstron = 1374,96 nm
V sai. Vì gen nằm trên cặp NST số 11 (NST thường) → Gen di truyền theo quy luật phân li.
Chọn C.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình vẽ bên mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Biết các chữ cái in hoa kí hiệu cho các gen trên nhiễm sắc thể. Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể của hình trên?
Câu 2:
Câu 3:
Người ta nuôi cấy vi khuẩn E.Coli và tiến hành thực nghiệm nghiên cứu hoạt động của opêron Lac trong điều kiện môi trường có lactôzơ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu trường hợp sau đây mà các gen cấu trúc Z, Y và A được phiên mã?
I. Gây đột biến gen điều hòa, prôtêin ức chế bị mất chức năng sinh học.
II. Gây đột biến làm mất ái lực của vùng khởi động (P) với enzim ARN polimeraza.
III. Gây đột biến mất đoạn làm mất vùng khởi động (P) của opêron.
IV. Gây đột biến làm vùng vận hành (O) mất khả năng liên kết với protein ức chế.
Câu 4:
Câu 5:
Một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Tần
số alen B của 4 quần thể được biểu diễn qua biểu đồ hình bên. Biết các quần thể đã cân bằng di truyền. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quần thể 2 có tần số kiểu gen dị hợp cao nhất.
II. Tỉ lệ cây hoa đỏ của quần thể 4 là 32%.
III. Cho tất cả các cây hoa đỏ ở quần thể 3 giao phấn ngẫu nhiên, tỉ lệ cây hoa đỏ F1 là 5/49.
IV. Các quần thể này có sự khác nhau về cấu trúc di truyền.
Câu 6:
Câu 7:
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 7. Di truyền học có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 5)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 1)
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 2)
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 8. Tiến hoá có đáp án
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 1: Sinh học tế bào có đáp án
(2025 mới) Đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học (Đề số 4)
Tổng hợp đề thi thử trắc nghiệm môn Sinh Học có lời giải (Đề số 1)
về câu hỏi!