Câu hỏi:
13/07/2024 1,336Quan sát Hình 17.15, hãy mô tả quá trình hình thành phản xạ tiết nước bọt ở chó khi có ánh sáng. Xác định rõ đâu là trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện và trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện.
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Quá trình hình thành phản xạ tiết nước bọt ở chó khi có ánh sáng:
(a) Khi cho chó ăn, thông tin từ các thụ thể vị giác ở lưỡi sẽ truyền về trung khu phản xạ tiết nước bọt không điều kiện và làm trung khi này hưng phấn. Xung thần kinh xuất phát từ trung khi phản xạ tiết nước bọt truyền đến gây hưng phấn trung khu dinh dưỡng ở vỏ não và kích thích tuyến nước bọt tiết nước bọt.
(b) Khi bật đèn, ánh sáng được tiếp nhận bởi thụ thể thị giác ở mắt và thông tin được truyền về trung khu thị giác ở thùy chẩm (thuộc vỏ não) làm trung khu này hưng phấn.
(c) Trước tiên, đèn được bật gây hưng phấn trung khu thị giác, sau đó, chó dược cho ăn để gây hưng phấn trung khi dinh dưỡng. Sự hưng phấn đồng thời ở hai trung khu này đã dần hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời từ trung khu thị giác đến trung khu dinh dưỡng. Quá trình này được lặp lại nhiều lần để củng cố đường liên hệ tạm thời.
(d) Sau khi đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành, chỉ cần bật đèn thì chó sẽ tiết nước bọt.
- Trung khu tiếp nhận kích thích không điều kiện là trung khu phản xạ tiết nước bọt. Trung khu tiếp nhận kích thích có điều kiện là trung khu thị giác.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Quan sát Hình 17.7, hãy:
a) Mô tả cấu tạo của synapse hóa học.
b) Cho biết dựa vào đặc điểm nào mà người ta gọi là “synapse hóa học”.
Câu 2:
Trong kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể kích thích phản xạ đầu gối bằng cách dùng một cây búa gõ nhẹ vào phần gân ở khớp gối (Hình 17.1), kết quả là gây nên phản xạ giật đầu gối. Tại sao việc kích thích phản xạ giật đầu gối có thể kiểm tra được chức năng của hệ thần kinh?
Câu 3:
Loại thụ thể nào sẽ tiếp nhận kích thích trong các ví dụ sau?
a) Động vật sử dụng từ trường của Trái Đất để định hướng khi di cư.
b) Khi nồng độ CO2 trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tăng nhịp hô hấp.
c) Sự cử động của các sợi râu ở mèo giúp cảm nhận được môi trường xung quanh.
d) Có cảm giác đau khi vô tình chạm phải gai xương rồng.
Câu 4:
Tại sao hệ thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan khác trong cơ thể? Từ đó, hãy cho biết ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe hệ thần kinh.
Câu 5:
Quan sát Hình 17.4, 17.5 và 17.6, hãy lập bảng phân biệt các dạng hệ thần kinh ở động vật.
Câu 7:
Quan sát Hình 17.8, hãy:
a) Kể tên và cho biết chức năng của các thành phần trong một cung phản xạ.
b) Cho ví dụ về sự dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ.
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
về câu hỏi!