Giải SGK Sinh học 11 CTST Ôn tập chương 2 có đáp án

24 người thi tuần này 4.6 347 lượt thi 7 câu hỏi

🔥 Đề thi HOT:

1722 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 26 có đáp án

3.6 K lượt thi 20 câu hỏi
573 người thi tuần này

19 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 18 có đáp án

3.3 K lượt thi 19 câu hỏi
552 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 20 có đáp án

1.5 K lượt thi 20 câu hỏi
546 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 21 có đáp án

1.4 K lượt thi 20 câu hỏi
489 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 24 có đáp án

1.2 K lượt thi 20 câu hỏi
463 người thi tuần này

20 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 22 có đáp án

1.2 K lượt thi 20 câu hỏi
458 người thi tuần này

17 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 19 có đáp án

1.4 K lượt thi 17 câu hỏi
392 người thi tuần này

18 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 17 có đáp án

2.4 K lượt thi 18 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của ứng động tiếp xúc và hóa ứng động:

- Ứng động tiếp xúc: Lá gọng vó có nhiều lông tuyến bao phủ có khả năng tiết ra các chất nhầy, dính và rất nhạy cảm với các phản ứng tiếp xúc, khi côn trùng đậu trên lá tạo ra tác động cơ học, chúng phản ứng với sự tiếp xúc của con mồi bằng sự uốn cong và tiết enzyme. Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích, sau đó kích thích lan truyền theo tế bào chất xuống các tế bào phía dưới.

- Hóa ứng động: Đầu lông tuyến có chức năng tiếp nhận kích thích hóa học. Khi côn trùng đậu trên cây, các hợp chất chứa nito trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học, làm lông tuyến gập lại để giữ con mồi đồng thời tiết dịch tiêu hóa.

Lời giải

a. Hình thức cảm ứng của lá cây đậu là: Ứng động sinh trưởng.

b. Cơ chế của hình thức cảm ứng của lá cây đậu: Khi có ánh sáng auxin kích thích mặt trên sinh trưởng nhanh hơn mặt dưới → lá xòe ra; còn khi chiều tối auxin kích thích mặt dưới của lá sinh trưởng nhanh hơn mặt trên→ lá cụp lại.

c. Vai trò của hình thức cảm ứng trên đối với cây đậu: Giúp cây đậu thích nghi với các điều kiện ánh sáng và nhiệt độ khác nhau, khi lá xòe ra vào ban ngày đảm bảo thu nhận được nhiều ánh sáng cho quá trình quang hợp, lá cụp lại vảo buổi tối nhằm hạn chế sự thoát hơi nước, đảm bảo sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của cây.

Lời giải

a. Sự khác biệt về tập tính ở con lai trong hai lô thí nghiệm trên: Tập tính tha rác bằng cách gố gắng nhét rác vào lông vũ là tập tính bẩm sinh, sinh ra đã có, mang tính bản năng và được di truyền từ thế hệ trước. Do đó con lai ở cả 2 lô thí nghiệm đều có tập tính này. Tuy nhiên ở lô 2, con lai được sống chung với mẹ, nên ngoài tập tính bẩm sinh, chúng còn quan sát và học tập từ mẹ tập tính tha rác bằng mỏ về tổ.

b. Các yếu tố ảnh hưởng đến tập tính của động vật: Yếu tố di truyền, điều kiện môi trường và hoàn cảnh sống.

Lời giải

Đây là loại tập tính bẩm sinh. Tập tính này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ các cá thể trong đàn: nhằm chắn gió, giúp chúng sưởi ấm lẫn nhau, giữ ấm và bảo vệ các con non, hạn chế mối đe dọa từ kẻ thù, tăng khả năng sống sót trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Lời giải

- Nếu con người bị nhiễm chất độc này, cơ thể sẽ không có cảm giác đau khi bị thương. Khả năng phản ứng với các kích thích của cơ thể sẽ giảm, phản ứng chậm với các kích thích.

- Do chất độc này làm mất hoạt tính ở thụ thể màng sau của synapse thần kinh – cơ, dẫn đến xung thần kinh không được hình thành và lan truyền. Vì vậy, khi có kích thích làm đau cơ, tín hiệu đau không truyền được đến trung ương thần kinh, làm giảm hoặc không có cảm giác đau, đồng thời khả năng phản ứng của cơ thể giảm, do trung ương thần kinh không nhận được tín hiệu để điều khiển hoạt động.

4.6

69 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%