Câu hỏi:
21/07/2023 645Em hãy quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết:
a) Trong mỗi hình ảnh, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện ở những lĩnh vực nào của đời sống xã hội?
b) Tóm tắt quy định của pháp luật nước ta về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong những lĩnh vực đó.
c) Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại điều gì cho đời sống các dân tộc?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
♦ Yêu cầu a)
- Hình ảnh 1 và 2: bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực chính trị.
- Nhóm 6 hình ảnh nhỏ: bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa và giáo dục
♦ Yêu cầu b) Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cụ thể:
+ Về chính trị: Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước.
+ Về kinh tế: Các dân tộc có quyền tham gia vào các thành phần kinh tế; được tạo cơ hội, điều kiện để phát triển kinh tế.
+ Về văn hoá, giáo dục: Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình; được giữ gìn, phát huy phong tục, tập quán, giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình; có cơ hội học tập và bình đẳng trong giáo dục.
♦ Yêu cầu c) Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc; củng cố, phát huy truyền thống dân tộc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy nêu ít nhất 5 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo và lấy ví dụ tương ứng với các quy định đó theo gợi ý sau:
Quy định của pháp luật |
Ví dụ |
|
|
|
|
Câu 2:
e) Hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm khi thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Dân tộc đa số coi thường các dân tộc thiểu số.
B. Dân tộc đa số giúp đỡ các dân tộc thiểu số.
C. Dân tộc đa số tôn trọng các dân tộc thiểu số.
D. Dân tộc đa số đoàn kết với các dân tộc thiểu số.
Câu 3:
Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?
A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là một trong những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Hiến pháp nước ta.
B. Đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau trong lựa chọn việc làm là nội dung của quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị.
C. Tất cả các dân tộc đều có cơ hội và quyền tiếp cận các nguồn lực và tiện ích công cộng như giáo dục, y tế và các dịch vụ cơ bản khác.
D. Nhờ có những quy định của pháp luật nên hiện nay Việt Nam đã đạt được mức độ hoàn hảo về thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
E. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp của các dân tộc khác nhau.
Câu 4:
b) Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế?
A. Các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm.
B. Các dân tộc được tham gia vào bộ máy nhà nước.
C. Các dân tộc được sử dụng ngôn ngữ của mình.
D. Các dân tộc có cơ hội lựa chọn hình thức học tập
Câu 5:
Em hãy xử lí các tình huống sau:
Tình huống 1: Bạn T thắc mắc: Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, có nghĩa là ai cũng được bình đẳng về quyền học tập. Tại sao Nhà nước lại thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số và có chính sách miễn, Giảm học phí, cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú? Không biết việc làm này nhằm mục đích gì, có trái với quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân không?
a) Em nhận xét như thế nào về thắc mắc của bạn T trong tình huống trên?
b) Em hãy sử dụng những quy định của pháp luật về bình đẳng giữa các dân tộc để giải thích cho T hiểu.
Tình huống 2: Chị M từ nhỏ đã theo một tôn giáo cùng với cả gia đình. Khi tròn 22 tuổi, chị M tìm hiểu và thấy một tôn giáo khác có giáo lí và lễ nghi rất phù hợp với mình nên chị muốn chuyển sang theo tôn giáo này. Bố mẹ chị M không ngăn cản chị nhưng băn khoăn, lo lắng gia đình sẽ bị phân biệt, đối xử, kì thị khi có người theo tôn giáo khác.
a) Theo em, chị M có quyền chuyển sang theo tôn giáo mới không? Pháp luật nước ta quy định như thế nào về vấn đề này?
b) Em nhận xét như thế nào về băn khoăn, lo lắng của bố mẹ chị M? Nếu là người thân trong gia đình chị M, em hãy vận dụng hiểu biết của mình về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo để giúp họ.
Tình huống 3: Khi thấy bạn A và B thường có lời nói, hành vi thể hiện sự kì thị, chê bai phong tục, tập quán của một số dân tộc khác, S đã nhắc nhở hai bạn. Bực mình vì bị can thiệp nên A đã đăng tải lên trang cá nhân một số thông tin không đúng về S khiến S bị một số bạn bè hiểu lầm, xa lánh.
Em hãy nhận xét hành vi của các bạn trong tình huống trên. Nếu là bạn của A, B, S, em sẽ khuyên các bạn như thế nào? Giải thích vì sao.
Tình huống 4: Trong cuộc họp của khu dân cư, chị D phản ánh việc anh Q lôi kéo người dân trong khu đi theo một tôn giáo mới, người theo tôn giáo này sẽ không thờ cúng tổ tiên, nửa ngày đi làm, nửa ngày phải ở nhà nghe giảng đạo. Sau khi nghe chị D phản ánh, ông B (trưởng khu) tuyên bố rằng mọi người có quyền bình đẳng về tôn giáo, việc anh Q đang làm là thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Em suy nghĩ như thế nào về tuyên bố của ông B? Nếu em được tham gia cuộc họp đó, em sẽ phát biểu như thế nào?
Câu 6:
c) Quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá được hiểu là các dân tộc đều có
A. nghĩa vụ dùng chung một ngôn ngữ.
B. quyền dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
C. chung lãnh thổ, điều kiện phát triển.
D. chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng.
Câu 7:
Em hãy nêu ít nhất 2 quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và lấy ví dụ tương ứng với mỗi lĩnh vực theo gợi ý sau:
Lĩnh vực |
Quy định của pháp luật |
Ví dụ |
Chính trị |
? |
? |
Kinh tế |
? |
? |
Văn hoá |
? |
? |
Giáo dục |
? |
? |
về câu hỏi!