Câu hỏi:
13/07/2024 404Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Lời giải:
• Sự xuất hiện của hoa là mốc đánh dấu sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang giai đoạn phát triển sinh sản.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ra hoa của thực vật:
- Các nhân tố bên trong:
+ Yếu tố di truyền: Tuỳ từng loài, thực vật ra hoa khi đến độ tuổi nhất định.
+ Hormone: Tương quan về nồng độ giữa các hormone quyết định đến sự chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh sản ở thực vật.
- Các nhân tố bên ngoài:
+ Ánh sáng: Sự ra hoa của nhiều loài thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì. Căn cứ vào phản ứng của thực vật với quang chu kì, thực vật được chia làm ba nhóm: thực vật đêm dài (thực vật ngày ngắn), thực vật đêm ngắn (thực vật ngày dài), thực vật trung tính.
+ Nhiệt độ: Một số loài cây chỉ ra hoa khi có khoảng thời gian tiếp xúc với nhiệt độ thấp, hiện tượng này gọi là sự xuân hoá. Hiện tượng xuân hoá thường gặp ở các cây trồng có nguồn gốc từ các nước ôn đới nơi có mùa đông lạnh giá.
+ Chất dinh dưỡng: Chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến thời gian và khả năng ra hoa của thực vật. Trong điều kiện đất giàu nitrogen, cây thường kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng và chậm ra hoa. Trong khi cây có xu hướng ra hoa sớm khi trồng trên đất nghèo dinh dưỡng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm sinh trưởng và phát triển ở thực vật?
A. Sinh trưởng và phát triển sẽ dừng lại khi cây bước vào giai đoạn sinh sản.
B. Quá trình sinh trưởng chỉ diễn ra ở đỉnh sinh trưởng của thân.
C. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh.
D. Quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ở các vị trí, cơ quan nhất định trên cơ thể thực vật, nơi có sự tồn tại của mô phân sinh.
Câu 2:
Sinh trưởng là
A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô.
B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào.
C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô.
D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.
Câu 3:
Câu 4:
Dấu hiệu đặc trưng của quá trình phát triển ở sinh vật là
A. sự thay đổi khối lượng và hình thái cơ thể.
B. sự thay đổi kích thước và hình thái của sinh vật.
C. sự thay đổi khối lượng và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.
D. sự thay đổi hình thái và chức năng sinh lí theo từng giai đoạn.
Câu 5:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về sinh trưởng sơ cấp?
1. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cây hai lá mầm thân gỗ trong suốt đời sống của nó.
2. Ở cây một lá mầm, sinh trưởng sơ cấp chỉ diễn ra ở giai đoạn cây còn non.
3. Kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp là cây cao lên và rễ cây dài ra.
4. Sinh trưởng sơ cấp không có sự tham gia của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng.
Phương án trả lời đúng là:
A.1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 6:
về câu hỏi!