Câu hỏi:
13/07/2024 1,389Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Phân tích đề:
- Nêu ví dụ về động vật đẻ trứng và động vật đẻ con.
- Nêu ưu, nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng.
Lời giải:
- Ví dụ:
+ Động vật đẻ trứng: Chim, Cá, Lưỡng cư, đa số côn trùng và nhiều loài động vật sống dưới nước thường đẻ trứng. Trứng được thụ tinh bên ngoài môi trường hoặc bên trong cơ thể con cái. Con cái đẻ trứng vào môi trường và từ trứng đã thụ tinh sẽ nở ra ấu trùng hoặc con non.
+ Động vật đẻ con: Trứng được thụ tinh và phát triển trong cơ thể mẹ, phôi thai thu nhận chất dinh dưỡng từ máu của mẹ qua nhau thai. Đến thời điểm nhất định, con non được mẹ đẻ ra ngoài. Ví dụ: các loài thú (trừ thú mỏ vịt), người.
- Ưu và nhược điểm của hình thức đẻ con và đẻ trứng:
|
Đẻ con |
Đẻ trứng |
Ưu điểm |
Con được hình thành và phát triển trong cơ thể mẹ nên được bảo vệ, tránh được những tác động bất lợi từ môi trường và động vật ăn thịt, được sống bằng sữa mẹ nên khả năng sống sót cao, hiệu quả sinh sản cao hơn. |
Động vật không phải mang thai nên không gặp khó khăn khi di chuyển. Trứng có vỏ bọc cứng chống lại tác nhân có hại cho phôi thai như mất nước, vi sinh vật,... |
Nhược điểm |
Thời gian của chu kì sinh sản kéo dài dẫn đến làm giảm mức sinh sản của các cá thể cái. Cơ thể cái ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của phôi thai và cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ quá trình mang thai. |
Trứng được đẻ và nở ra con non ở môi trường ngoài cơ thể, chịu những tác động bất lợi từ môi trường và dễ bị động vật ăn nên khả năng nở và sống sót của con non không cao, hiệu quả sinh sản thấp. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản
A. cần cả cá thể bố và cá thể mẹ.
B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
C. có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. xảy ra chủ yếu ở động vật có xương sống.
Câu 3:
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở thực vật?
A. Tạo ra các cây con thích nghi tốt hơn với môi trường sống thường xuyên thay đổi.
B. Cây con là sản phẩm của quá trình thụ phấn và thụ tinh.
C. Tạo ra các cây con có kiểu gene giống nhau và giống với cây mẹ.
D. Tốc độ sinh sản chậm, số lượng cây con tạo ra ít.
Câu 4:
Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về thụ tinh kép?
1. Thụ tinh kép là quá trình hợp nhất của hai giao tử đực, một với trứng hình thành hợp tử, một với nhân cực hình thành nên nội nhũ.
2. Thụ tinh kép là quá trình kết hợp giữa hai giao tử đực của hạt phấn với trứng của túi phôi hình thành nên hợp tử.
3. Thụ tinh kép xảy ra trong quá trình sinh sản hữu tính của cả thực vật hạt kín và hạt trần.
4. Thụ tinh kép tạo chất dinh dưỡng được dự trữ trong hạt, đảm bảo cho quá trình phát triển của phôi trước khi hình thành cây con có khả năng tự dưỡng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 5:
Câu 6:
Câu 7:
Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về hạt?
1. Hạt được hình thành từ quá trình phát triển của noãn sau thụ tinh.
2. Hạt chứa hợp tử và nhân tam bội, hợp tử này sẽ phát triển thành phôi trong khi nhân tam bội hình thành nên nội nhũ.
3. Trong quá trình phát triển của mọi loại hạt, chất dinh dưỡng trong nội nhũ sẽ được chuyển dần vào lá mầm.
4. Vỏ hạt được hình thành do vỏ noãn cứng lại và mất nước.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 12 có đáp án
10 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 12 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Chân trời sáng tạo Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
về câu hỏi!