Câu hỏi:
13/07/2024 790Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Người kê trong truyện là đứa bé, con của một cán bộ vốn là đồng đội với con của người mẹ vườn cau. Đứa bé kể về người mẹ ấy như kể về bà nội của mình. Ngôi thể hiện được câu chuyện một cách tự nhiên, trung thực; vừa nói được về sự giản dị, cao đẹp của người mẹ vườn cau luôn tràn đầy tình yêu thương dành cho đồng đội của những người con đã khuất vừa thể hiện được sức mạnh cảm hoá của tỉnh cảm ấy đối với người cha của đứa bé và nói được suy nghĩ, tình cảm của chính người kể.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
Câu 3:
Nêu một số thông tin về nhà văn Nguyễn Ngọc Tư mà em tìm hiểu được. Theo em, những thông tin nào là cần thiết để hiểu văn bản Người mẹ vườn cau.
Câu 4:
c) Người kể đã hiểu nhầm từ “anh hùng” như thế nào? Em hiểu vì sao bà mẹ vườn cau lại là một anh hùng?
Câu 5:
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Bà nội dẫn tôi ra vườn, cái nắng sau mưa nồng ngả vàng pha sắc đỏ, những giọt nước còn đọng lại trên tán lá non. Ở đây cái gì cũng chín, từ trái mít, trái đu đủ, trái chanh, đến cả buồng cau. Trái chín đỏ lừ bên hông cau trắng muốt, tóc nội cũng trắng phau phau. Bà nắm tay tôi, bàn tay bà nhăn nheo, gân guốc. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được. Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo nội là một bà mẹ anh hùng. Tôi hơi bất ngờ, lẽ ra anh hùng phải là cao to, đẹp khoẻ chứ!
- Vậy nội có súng không ba?
- Nội bán ve chai.
- Bán ve chai cũng là anh hùng hở ba?
Ừ, nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn tin tức.
Ba vuốt đầu tôi, cái tay nặng trịch:
- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình. Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo. Trông ra ngoài, thấy bóng còng còn in trên vách, tôi nhổm dậy, “con ra ngủ với bà nghe ba”.”.
(Trích Người mẹ vườn cau – Nguyễn Ngọc Tư)
a) Dựa vào đoạn trích trên, hãy cho biết: “Người mẹ vườn cau” là ai?
Câu 6:
b) “Ở đây cái gì cũng chín...”. Vì sao trong các thứ “chín” ấy, có cả “tóc nội cũng
trắng phau phau”. Em hiểu nghĩa của từ “chín” ở câu này là gì?
về câu hỏi!