Câu hỏi:
18/08/2023 485Tìm hiểu ngữ liệu trong SGK, trang 50 theo yêu cầu của phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
“Khi cha tôi còn sống, không biết cha tôi đã dạy truyền miệng cho tôi lúc nào mà tôi thuộc lòng, xúc động và nhớ mãi những câu thơ sau đây trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Trong trí tưởng tượng, Bà Huyện Thanh Quan đã đưa tôi đến Đèo Ngang đúng vào buổi chiều tà. Chỉ có hai người trên đỉnh đèo mà ngắm cảnh “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Ngoài sân gác thượng, trước chỗ cha tôi nằm, có mấy cây si, đinh lăng trồng trong chậu và ít được tưới tắm nên càng khẳng khiu, một núi non bộ cũng vì cảnh làm ăn của nhà tôi sa sút nên mốc rêu và nhiều khi tưởng chết khô hết cả mấy búi cỏ cây ghép đá. Nhưng với cảnh cây cỏ và núi non này, tôi đã tưởng tượng thêm ra sự heo hút của những câu thơ trên kia. Tuổi lên bảy, lên tám của tôi khi ấy lại còn được những rung động này nữa:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Không ai bày cách cho tôi cảm xúc, nhưng tôi cứ nghe thấy những tiếng đanh đanh khắc khoải “cuốc cuốc” vang lên. Và hai tiếng “non, nước” dào dạt như có sóng. Sau đó, cả cảnh vật đều lặng đi để dâng lên một cái gì bàng bạc và trong trắng như sương tuyết.”.
(Theo Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2006)
a. Nếu hai chi tiết trong bài thơ mà tác giả tập trung thể hiện cảm nghĩ
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Tác giả tập trung thể hiện cảm nghĩ về hai chi tiết trong bài thơ: Chi tiết về khung cảnh “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa” và chi tiết về âm thanh của tiếng chim cuốc cuốc trong câu thơ “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc”.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không
Câu 2:
Hãy phát triển dàn ý được nêu trong SGK, trang 51 cho đoạn văn bộc lộ cảm nghĩ của em sau khi đọc bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư.
Câu 3:
Viết bài thơ sáu chữ hoặc bảy chữ theo đề tài tự chọn (về quê hương, gia đình, người thân, bạn bè, trường lớp,...) theo hướng dẫn trong SGK, trang 52
Câu 4:
Chỉ ra sự khác nhau giữa các từ in đậm trong mỗi cặp từ dưới đây về sắc thái biểu cảm và cách dùng:
– vị – tên:
a) Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. (Hồ Chí Minh)
b) Gã một mực cãi lại, nhưng tên địa chủ quyền thế nhất xã ấy cứ vung ba-toong đánh lên đầu gã. (Đoàn Giỏi)
– hắn – người:
c) Cai lệ cát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. (Ngô Tất Tố)
d) Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi. (Lưu Trọng Lư)
Câu 5:
Ghép các từ in đậm ở cột trái với nghĩa phù hợp ở cột phải:
Từ |
|
Nghĩa |
a) luỹ tre xanh |
|
1) rất xanh, thuần một màu trên diện rộng |
b) cỏ mọc xanh rì |
|
2) (nước da) rất xanh vì ốm yếu |
c) ngọn lửa xanh lét |
|
3) xanh đậm và đều như màu của cây có rậm rạp |
d) mặt xanh rớt |
|
4) xanh có pha những tia sáng lạnh, gây cảm giác rờn rợn |
e) trời thu xanh ngắt |
|
5) có màu như màu lá cây, nước biển |
Mẫu: a) - 5)
Câu 6:
Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.
Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.
(Mai Liễu)
Câu 7:
Hãy chọn trong số các dàn ý mà em đã phát triển (bài tập 4) hoặc đã lập (bài tập 5) để viết thành đoạn văn. Tự đọc và chỉnh sửa theo gợi ý của mục d
về câu hỏi!