Câu hỏi:
28/08/2023 1,152Để nghiên cứu sự dẫn truyền xung thần kinh từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh kia qua synapse, một nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm với các tế bào thần kinh A và B nối nhau bằng synapse hóa học trong các dung dịch sau:
- Dung dịch A: Chứa chất kích thích khiến kênh ion của màng sau synapse luôn mở.
- Dung dịch B: Chứa chất ức chế hoạt động của enzyme acetylcholinesterase.
- Dung dịch C: Chứa chất ức chế hình thành acetylcholine trong bóng synapse.
- Dung dịch D: Chứa chất kích thích khiến cổng Ca2+ của chuỳ synapse luôn mở.
Hãy dự đoán xung thần kinh có truyền được từ tế bào thần kinh A sang tế bào thần kinh B khi đặt vào các dung dịch trên không? Giải thích.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Dung dịch A: Xung thần kinh có thể truyền từ tế bào A sang tế bào B, do kênh ion của màng sau synapse luôn mở nên tế bào thần kinh B luôn bị hưng phấn.
- Dung dịch B: Ban đầu xung thần kinh được truyền từ tế bào A sang tế bào B nhưng sau một thời gian thì xung thần kinh không được truyền đi nữa. Do ban đầu acetylcholine bám vào thụ thể màng sau synapse khiến cho màng tăng tính thấm với các ion → xung thần kinh truyền từ tế bào A sang tế bào B. Tuy nhiên, enzyme acetylcholinesterase không hoạt động nên không phân giải được acetylcholine → thiếu nguyên liệu để hình thành trở lại acetylcholine trong các bóng synapse → sau một thời gian thì sự truyền xung thần kinh bị dập tắt.
- Dung dịch C: Xung thần kinh không được truyền từ tế bào A sang tế bào B do không có acetylcholine nên không có chất truyền tin qua synapse.
- Dung dịch D: Ban đầu xung thần kinh được truyền từ tế bào A sang tế bào B nhưng sau một thời gian thì xung thần kinh không được truyền đi nữa. Do cổng Ca2+ luôn mở khiến cho các bóng synapse liên tục giải phóng acetylcholine → xung thần kinh liên tục truyền từ tế bào A sang tế bào B. Tuy nhiên, khi các bóng synapse đều đã giải phóng acetylcholine trong khi acetylcholine chưa kịp tái tạo thì xung thần kinh bị dập tắt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các dạng hệ thần kinh?
A. Hệ thần kinh dạng ống gồm các tế bào thần kinh tập trung lại tạo thành các hạch thần kinh, nối với nhau bằng các sợi thần kinh.
B. Hệ thần kinh dạng ống gồm phần đầu của ống phát triển mạnh thành não bộ, phần sau hình thành tuỷ sống.
C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm các tế bào thần kinh tập trung thành từng cụm ở các bộ phận nhất định trên cơ thể.
D. Hệ thần kinh dạng ống có sự phân hoá thành hạch não, hạch ngực và hạch bụng.
Câu 2:
Khi nói về các loại phản xạ, có bao nhiêu nhận định dưới đây là không đúng?
(1) Các phản xạ không điều kiện thường đơn giản, ít tế bào thần kinh tham gia.
(2) Phản xạ tiết dịch tiêu hoá, phản xạ định hướng là các phản xạ có điều kiện.
(3) Cơ sở hình thành phản xạ không điều kiện là sự hình thành cầu nối giữa các tế bào ở thần kinh trung ương.
(4) Các phản xạ có điều kiện không bền vững, phải được củng cố thường xuyên.
(5) Phản xạ có điều kiện không đặc trưng cho từng cá thể nhưng đặc trưng cho loài.
(6) Phản xạ không điều kiện có tính chất bẩm sinh, không di truyền.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 3:
Có những loại thụ thể cảm giác nào? Cho biết chức năng của mỗi loại thụ thể đó.
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cấu tạo của synapse hoá học?
A. Trên màng trước synapse có các kênh Ca2+.
B. Khe synapse là khoảng hở giữa màng trước synapse và màng sau synapse.
C. Trên màng sau synapse có các thụ thể tiếp nhận các chất trung gian hoá học.
D. Các chất trung gian hoá học trong các bóng synapse được chứa ở khe synapse.Câu 5:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về cơ chế thu nhận và truyền tín hiệu âm thanh ở người?
(1) Vành tai và ống tai ngoài có vai trò dẫn truyền sóng âm vào màng nhĩ.
(2) Chuỗi xương tai ở tai giữa có vai trò khuếch đại âm thanh.
(3) Các thụ thể cảm nhận thính giác nằm ở ốc tai, có vai trò truyền tín hiệu về vùng cảm nhận thính giác ở hành não.
(4) Sự rung động của màng nhĩ được truyền qua chuỗi xương tai ở tai giữa đến cửa sổ bầu dục ở tai trong.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 6:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về cơ chế thu nhận và truyền tín hiệu ánh sáng ở người?
(1) Khi truyền đến mắt, giác mạc là bộ phận đầu tiên tiếp nhận ánh sáng.
(2) Thụ thể tiếp nhận ánh sáng ở mắt là các tế bào que và tế bào nón.
(3) Sau khi tiếp nhận ánh sáng, các tế bào que và tế bào nón truyền xung thần kinh đến các tế bào ngang và tế bào amacrine.
(4) Xung thần kinh được truyền đến vùng cảm nhận thị giác ở vỏ não qua các sợi thần kinh thị giác.
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 7:
Có bao nhiêu biện pháp sau đây nhằm đảm bảo hệ thần kinh được khoẻ mạnh?
(1) Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày hợp lí.
(2) Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
(3) Sử dụng các chất để kích thích hoạt động của hệ thần kinh.
(4) Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 9 có đáp án
về câu hỏi!