Câu hỏi:
28/08/2023 2,479Có bao nhiêu tập tính sau đây thuộc dạng tập tính xã hội?
(1) Tập tính sinh sản.
(2) Tập tính vị tha.
(3) Tập tính thứ bậc.
(4) Tập tính hợp tác.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Các tập tính đúng là: (2), (3), (4).
Tập tính xã hội thể hiện ở các loài động vật sống theo bầy đàn như ong, kiến, mối, sư tử,… Tập tính xã hội bao gồm nhiều loại, trong đó đáng chú ý là tập tập tính thứ bậc, tập tính vị tha, tập tính hợp tác,… để đảm bảo trật tự trong bầy đàn cũng như hỗ trợ nhau trong kiếm ăn, săn mồi hoặc chống lại kẻ thù.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Là loại tập tính từ khi sinh ra đã có.
B. Phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh và tuổi thọ của động vật.
C. Vừa có tính đặc trưng cho loài, vừa đặc trưng cho từng cá thể.
D. Có khả năng di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 2:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về các hình thức học tập ở động vật?
(1) Quen nhờn cho phép hệ thần kinh của động vật tập trung trả lời các kích thích làm tăng giá trị thích nghi và tồn tại hơn là các kích thích không có giá trị.
(2) In vết là dạng tập tính dễ quan sát thấy ở các động vật non có kích thước nhỏ như ấu trùng, giun đất, san hô,...
(3) Kết quả của việc học nhận biết không gian là hình thành được năng lực trí nhớ về cấu trúc không gian.
(4) Học liên hệ là hình thức học tập dựa trên cơ sở của sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời.
(5) Điều kiện hoá hành động là hình thức học tập của động vật có sự liên kết với một phần thưởng hoặc hình phạt.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 3:
Tập tính là gì?
A. Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).
B. Tập tính là chuỗi phản xạ của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).
C. Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật tiếp nhận kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).
D. Tập tính là chuỗi cảm ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể).
Câu 4:
Nhận định nào sau đây là đúng với tập tính bẩm sinh?
A. Là loại tập tính được hình thành sau khi sinh ra.
B. Có thể truyền từ cá thể này sang cá thể khác.
C. Mang tính đặc trưng cho loài.
D. Không giới hạn về mặt số lượng.
Câu 5:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về quá trình học tập ở người?
(1) Quá trình học tập ở người dựa trên cơ sở là sự hình thành và củng cố các phản xạ có điều kiện.
(2) Quá trình học tập ở người được chia thành các giai đoạn: tiếp nhận xử lí, ghi nhớ và củng cố thông tin.
(3) Kết quả của giai đoạn tiếp nhận là sự hình thành nhận thức, kĩ năng, thái độ, hành vi,…
(4) Nhờ có tư duy, con người có thể sử dụng thông tin đã ghi nhớ trong những trường hợp cụ thể, đồng thời loại bỏ đi những thông tin đã cũ.
(5) Nhờ có quá trình học tập mà con người có thể hình thành được các tập tính xã hội như các loài động vật khác.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
Câu 6:
Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng của tập tính trong an ninh, quốc phòng?
(1) Dùng pheromone để dẫn dụ côn trùng.
(2) Huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma tuý.
(3) Dùng bù nhìn để xua đuổi các loài chim, thú phá hoại mùa màng.
(4) Huấn luyện chuột để dò tìm mìn.
A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 10 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 8: Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
15 câu Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh diều Bài 9 có đáp án
về câu hỏi!