Câu hỏi:
08/10/2023 325Nêu nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh các bệnh: mụn trứng cá, viêm da và ghẻ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Bệnh |
Nguyên nhân |
Hậu quả |
Cách phòng tránh |
Mụn trứng cá |
- Vi khuẩn. - Thay đổi hormone. - Một số loại mĩ phẩm, thuốc,… |
- Gây đau, sưng. - Gây sẹo mụn, tăng sắc tố da. - Ảnh hưởng đến tâm lí. |
- Vệ sinh da sạch sẽ 2 lần/1 ngày. - Rửa sạch tay trước khi rửa mặt. - Gội đầu, thay ga gối thường xuyên. - Không nặn mụn. |
Viêm da |
- Nấm. - Do di truyền, cơ địa. - Do hóa chất. |
- Gây ngứa, mẩn đỏ. - Da khô sần, tróc vảy, nứt nẻ. |
- Vệ sinh da sạch sẽ. - Quần áo thoáng mát. - Giữ ẩm da. - Hạn chế tiếp xúc với hóa chất. |
Ghẻ |
- Kí sinh trùng ghẻ. |
- Gây ngứa dữ dội, sần, mụn nước. - Gây bội nhiễm, mụn mủ. |
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. - Vệ sinh cá nhân hằng ngày. - Giặt đồ riêng, phơi khô. - Không tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng của những người bị ghẻ. - Khám da liễu ngay khi nghi ngờ bị ghẻ. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhận định nào dưới đây không đúng về thân nhiệt?
A. Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.
B. Ở người bình thường, thân nhiệt thường thay đổi tùy theo nhiệt độ môi trường.
C. Thân nhiệt thường duy trì ở mức nhiệt độ tối ưu cho các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào.
D. Khi thân nhiệt ở dưới 36 oC hoặc từ 38 oC trở lên là biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường.
Câu 2:
Da không thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Giúp cơ thể hấp thụ thức ăn có đường.
B. Bảo vệ cơ thể.
C. Cảm nhận kích thích vật lí và hóa học từ môi trường xung quanh.
D. Điều hòa thân nhiệt.
Câu 3:
Quá trình sinh nhiệt gồm các giai đoạn:
(1) Phản xạ sinh nhiệt và thải nhiệt.
(2) Vùng dưới đồi tiếp nhận thông tin.
(3) Thụ thể tiếp nhận kích thích nhiệt độ.
(4) Chuyển đổi kích thích và dẫn truyền kích thích về trung ương.
(5) Vùng dưới đồi kích hoạt chế độ làm ấm hoặc làm mát.
Trình tự của các giai đoạn trong quá trình sinh nhiệt là:
A. (2) → (4) → (3) → (1) → (5).
B. (3) → (4) → (2) → (5) → (1).
C. (1) → (3) → (2) → (5) → (4).
D. (3) → (2) → (5) → (4) → (1).
Câu 4:
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nổi da gà khi trời lạnh là do
A. co cơ dựng lông.
B. co tuyến mồ hôi.
C. co tuyến bã nhờn.
D. co mạch máu.
Câu 5:
Cho các bước có trong sơ cứu người cảm lạnh như sau:
(1) Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm.
(2) Cởi hết quần áo ướt (nếu bị ướt).
(3) Gọi cấp cứu 115.
(4) Làm ấm bằng quần áo và chăn khô.
(5) Di chuyển bệnh nhân đến nơi khô ráo, ấm áp.
Thứ tự đúng các bước sơ cứu người cảm lạnh là:
A. (1) → (3) → (2) → (4) → (5).
B. (3) → (2) → (4) → (1) → (5).
C. (5) → (3) → (2) → (4) → (1).
D. (4) → (1) → (5) → (2) → (3).
Câu 6:
Ống nhỏ trên da có chức năng đào thải chất cặn bã và điều hòa thân nhiệt được gọi là
A. tuyến bã nhờn.
B. thân lông.
C. nang lông.
D. tuyến mồ hôi.
Câu 7:
Nêu ít nhất ba hoạt động hoặc thói quen có lợi hoặc ba hoạt động hoặc thói quen có hại cho da.
về câu hỏi!