Câu hỏi:
13/07/2024 3,802Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
* Nhận xét: Truyện có hệ thống điểm nhìn đa dạng, bao gồm điểm nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của nhân vật, điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong,... Các điểm nhìn này kết nối, hoà lẫn vào nhau một cách tự nhiên, khiến cho câu chuyện thêm đậm đà, đưa lại vừa nói thổn thức, vừa tiếng cười buồn, vừa cái nhìn xoáy sâu về từng số phận, vừa cái nhìn bao quát về một trạng thái xã hội mang tính muôn đời.
* Phân tích ví dụ:
Đoạn văn “Và cơn mơ hết.... rủ đi ăn hủ tiếu.”
- Đoạn văn là khi Diễm Thương nói rằng việc bản thân không phải con gái ông Năm và đã lừa ông lão Năm Nhỏ trước mặt đám tiếp viên và thằng Thàn. Đoạn văn đã có sự thay đổi điểm nhìn liên tục giữa các nhân vật ông Năm Nhỏ - Đám tiếp viên - Diễm Thương - Ông Năm Nhỏ - Thằng Thàn.
+ Ông Năm bẽ bàng, đau khổ khi vỡ mộng (tưởng rằng đã tìm được con gái), dường như ông vẫn chưa thoát được giấc mơ tìm gặp con gái “trên khuôn mặt vẫn đầy ứ những thương yêu”.
+ Đám tiếp viên chẳng quan tâm đến nỗi đau của ông mà chỉ cằn nhằn vì thấy ông quá cả tin và khiến họ mất tiền.
+ Diễm Thương lạnh lẽo cười, miệng cười nhưng chẳng thấy được sự đắc ý, nhởn nhơ như không phải chuyện liên quan đến mình.
+ Thằng Thàn thương xót nỗi đau của ông lão, chỉ giận muốn bóp cổ Diễm Thương trước thái độ nhởn nhơ đó.
=> Điểm nhìn bên trong liên tục thay đổi cho thấy được nỗi đau của những kiếp người giữa xã hội xung quanh mang tính rất đời ấy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
về câu hỏi!