Giải SBT Ngữ văn 11 KNTT Bài 5. Nhân vật và xung đột trong bi kịch có đáp án

216 lượt thi 38 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 6:

Đọc đoạn trích sau trong bi kịch Hăm-lét (cảnh 2, hồi II) và trả lời các câu hỏi:

HĂM-LÉT — [...] Các bạn có chuyện gì thế?

RÔ-DEN-CRAN – Chẳng có chuyện gì cả, thưa điện hạ, chỉ một điều là ngày nay thế gian đã trở nên lương thiện cả.

HĂM-LÉT – Thế thì ngày tận thế sắp đến rồi đấy. Nhưng chuyện này của các bạn là giả dối mà thôi. Xin cho tôi được hỏi riêng tận tường thêm một chút. Các bạn ơi, các bạn đã làm gì phật ý nữ thần May Mắn để đến nỗi bị nàng đày đoạ đến chốn ngục thất này?

GHIN-ĐƠN-XTƠN – Thưa điện hạ, ngục thất?

HĂM-LÉT – Chính nước Đan Mạch này là một ngục thất.

RÔ-DEN-CRAN – Thế thì thế giới cũng là một ngục thất.

HĂM-LÉT – Một ngục thất rất tốt, trong đó có biết bao nhiêu là gông cùm, hầm giam và ngục tối; mà Đan Mạch là cái ngục thất đáng ghê tởm nhất.

RÔ-DEN-CRAN – Thưa điện hạ, chúng tôi không nghỉ như thế.

HĂM-LÉT – Vậy thì nó không phải là ngục thất đối với các bạn, bởi chẳng có gì là hay, chẳng có gì là dở, mà chỉ là ta nghĩ thế nào thì hoá ra như thế thôi. Đối với tôi thì nó chính là một ngục thất.

RÔ-DEN-CRAN – Thưa điện hạ, tham vọng của Người cao quá nên mới coi đó là một ngục thất, nó quá chật hẹp đối với trí óc của Người.

HĂM-LÉT – Trời hỡi, ta có thể bị giam hãm trong chiếc vỏ hạt dẻ mà vẫn tự coi mình là một ông vua của bầu trời bao la vô tận, nếu nằm trong đó ta không bị những cơn ác mộng ám ảnh!

GHIN-ĐƠN-XTƠN – Những mơ mộng đó quả thật là tham vọng, bởi vì bản chất của kẻ tham vọng chỉ là hình bóng của mơ mộng.

HĂM-LÉT – Chính mơ mộng cũng chỉ là hình bóng.

RÔ-DEN-CRAN – Chính thế, thiển ý tôi cho rằng tham vọng là một điều viển vông, mơ hồ, đến nỗi nó chỉ là hình bóng của hình bóng mà thôi.

HĂM-LÉT – Vậy thì thân hình chúng ta đây chỉ là một bọn ăn mày; các vua chúa và các anh hùng xuất chúng cũng chỉ là hình bóng của một lũ ăn mày cả. Chúng ta cùng vào triều chứ? Vì quả tình tôi chẳng thể nói cho ra lẽ được.

RÔ-DEN-CRAN, GHIN-ĐƠN-XTƠN cùng nói – Chúng tôi xin theo hầu điện hạ. HĂM-LÉT – Đâu dám thế, tôi đâu dám liệt các bạn vào hàng tôi tớ khác của tôi vì xin thành thực nói với các bạn như một người lương thiện, tôi bị người ta theo hầu một cách đáng sợ. Nhưng cứ lấy tình bè bạn chân thực mà đối đãi với nhau, các bạn đến En-xơ-nơ (Elsinore) này để làm gì?

RÔ-DEN-CRAN – Thưa điện hạ, chúng tôi đến thăm điện hạ thôi, có việc gì đâu. HĂM-LÉT – Một thằng ăn mày như tôi nghèo đến cả lời cảm tạ. Nhưng tôi cũng xin cảm tạ các bạn, tuy các bạn ơi, chắc chắn lời cảm tạ của tôi không đáng nửa đồng. Có ai sai các bạn đến đây không? Có phải tự ý các bạn không? Có phải là một cuộc thăm viếng tự nguyện không? Thế nào, cứ thực thà với tôi đi xem nào, thế nào, nói đi!

GHIN-ĐƠN-XTƠN – Thưa điện hạ, chúng tôi biết nói sao đây?

HĂM-LÉT – Nói sao cũng được, miễn là trả lời cho tôi câu hỏi ấy. Người ta đã sai các bạn đến đây: vẻ mặt các bạn cũng là một lời tự thú rồi. Liêm sỉ của các bạn không đủ mánh lới để che đậy, màu mè đâu: tôi biết, đức hoàng thượng tốt bụng và hoàng hậu đã sai các bạn đến đây.

[...]

GHIN-ĐƠN-XTƠN – Thưa điện hạ, chúng tôi được sai đến đây thật.

HĂM-LÉT – Thôi, để tôi nói rõ vì sao các bạn được sai đến đây. Nói trước đi để các bạn khỏi phải thú nhận. Như thế các bạn khỏi phải mang tội vì tiết lộ những điều bí mật của hoàng thượng và hoàng hậu. Gần đây tôi cũng không hiểu vì sao nữa – tôi đã mất hết tính vui vẻ và xao lãng hết cả thói quen luyện tập hàng ngày, tâm trạng của tôi nặng nề u uất đến nỗi, trái đất này đẹp đẽ là dường ấy mà đối với tôi chỉ là một mỏm đất khô cằn; bầu trời trong sáng nhất kia, không gian kia, các bạn nhìn xem, khoảng trời lơ lửng lộng lẫy kia, cái mái nhà uy nghiêm óng ánh vàng sao ấy đối với tôi không hơn một nơi tụ hội của những xú khí dơ dáy. Kì diệu thay là con người Con người cao quý làm sao về mặt lí trí, vô tận làm sao về mặt năng khiếu: Hình dung và dáng điệu mới giàu ý nghĩa và đáng kính làm sao! Trong hành động thật như thần tiên, về trí tuệ ngang tài thượng đế! Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài! Ấy thế mà đối với tôi, tính chất của cát bụi kia là cái gì? Đàn ông chẳng làm cho tôi vui được; không, cả đàn bà cũng vậy, mặc dầu các bạn mỉm cười, đường như các bạn không tin tôi.

(Theo Uy-li-am Sếch-xpia, Hăm-lét, Đào Anh Kha - Bùi Ý – Bùi Phụng dịch. NXB Văn học, Hà Nội, 1986, tr. 71 – 75)

Hăm-lét có đồng tình với lời nhận xét “thế gian đã trở nên lương thiện cả” của Rô-den-cran không? Hăm-lét thấy thế gian hiện tại đang chuyển hoá theo hướng nào?


Câu 17:

Đọc đoạn trích sau trong Vũ Như Tô (hồi thứ nhất, lớp VII) và trả lời các câu hỏi

VŨ NHƯ TÔ ... Tôi bẩm sinh có khiếu về kiến trúc. Tôi đã học văn, sau bỏ văn tập nghề, nhưng tập thì tập, vẫn lo nơm nớp, chỉ sợ triều đình biết, thì vợ con ở nhà nheo nhóc. mà mình cũng không biết bao giờ được tháo cũi xổ lồng. Vua Hồng Thuận ngày nay càng khinh rẻ chúng tôi, cách đối đãi lại bạc ác. Chẳng qua là cái nợ tài hoa, chứ thực ra theo nghề ở ta lợi chẳng có mà nhục thì nhiều.

ĐAN THIỀM – Chính vì thế mà ông càng đáng trọng.

VŨ NHƯ TÔ – Trọng để làm gì? Tìm danh vọng chúng tôi đã chẳng chọn nghề này. Đời lẩn lút....

ĐAN THIỀM – Vậy thì các ông luyện nghề làm gì, luyện mà không đem ra thì thôi? VŨ NHƯ TÔ – Đó là nỗi khổ tâm của chúng tôi. Biết đa mang là khổ nhục mà không sao bỏ được. Như bóng theo hình. Chúng tôi vẫn chờ dịp.

ĐAN THIỀM – Dịp đấy chứ đâu? Cửu Trùng Đài...

VŨ NHƯ TÔ – Bà đừng nói nữa cho tôi thêm đau lòng. Ngày ngày, tôi thấy các bạn thân bị bắt giải kinh, người nhà khóc như đưa ma. Còn tôi, mong manh tin quan đến bắt, tôi đem mẹ già, vợ và hai con nhỏ đi trốn. Được một năm có kẻ tố giác, quan địa phương đem lính tráng đến vây kín nơi tôi ở. Tôi biết là tuyệt lộ, mặc cho họ gông cùm. (Chàng rơm rớm nước mắt) Mẹ tôi chạy ra bị lính đẩy ngã, chết ngay bên chân tôi. Bọn sai nha lộng quyền quá thể. Rồi tôi bị giải lên tỉnh, từ tỉnh lên kinh, ăn uống kham khổ, roi vọt như mưa trên mình, lắm khi tôi chết lặng đi. Mẹ cháu lẽo đẽo theo sau, khóc lóc nhếch nhác, tôi càng đau xót can tràng. Cũng vì thế mà tôi thề là đành chết chứ không chịu làm gì.

ĐAN THIỀM – Cảnh ngộ của ông thì đáng thương thực. Nhưng ông nghĩ thế thì không được.

VŨ NHƯ TÔ – Sao vậy?

ĐAN THIÊM – Không được. Vì đức Hồng Thuận sẽ bắt ông chịu cực hình và còn đem tru di chín họ nhà ông. Ông đã tu được bao nhiêu công quả mà phạm vào tội đại ác ấy?

VŨ NHƯ TÔ – Tài đã không được trọng thì đem trả trời đất. Đó là lẽ thường. Cũng như nhan sắc...

ĐAN THIỀM – Không thể ví thế được, sắc vất đi được, nhưng tài phải đem dùng, VŨ NHƯ TÔ – Bà đã thương tài xin giúp cho tôi trốn khỏi nơi này. Ơn đó xin...

ĐAN THIỀM – Tôi giúp cũng không khó gì. Nhưng ra khỏi chốn này liệu ông có thoát hẳn được không? Hơn nữa, cái vạ tru di cửu tộc vẫn còn trờ trờ ra đó. Ông đừng tính nước ấy, không nên.

VŨ NHƯ TÔ – Vậy bà khuyên tôi nên ở đây làm việc cho hôn quân sao?

ĐAN THIỀM – Miễn là ông không bỏ phí tài trời. Ông nên lợi dụng cơ hội đem tài ra thi thố.

VŨ NHƯ TÔ – Xây Cửu Trùng Đài?

ĐAN THIÊM - Phải.

VŨ NHƯ TÔ – Xây Cửu Trùng Đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được.

ĐAN THIÊM – Ông biết một mà không biết hai. Ông có tài, tài ấy phải đem cống hiến cho non sông, không nên để mục nát với cỏ cây. Ông không có tiền, ông không có thể dựng lấy một toà đài như ý nguyện. Chấp kinh, phải tòng quyền. Đây là lúc ông nên mượn tay vua Hồng Thuận mà thực hành cái mộng lớn của ông... Ông khẽ tiếng. Đó là tiểu tiết. Ông cứ xây lấy một toà đài cao cả. Vua Hồng Thuận và lũ cung nữ kia rồi mất đi nhưng sự nghiệp của ông còn lại về muôn đời. Dân ta nghìn thu được hành diện, không phải thẹn với những cung điện đẹp của nước ngoài, thế là đủ. Hậu thế sẽ xét công cho ông, và nhớ ơn ông mãi mãi. Ông hãy nghe tôi làm cho đất Thăng Long này thành nơi kinh kì lộng lẫy nhất trần gian.

VŨ NHƯ TÔ – Đa tạ. Bà đã khai cho cái óc u mê này. Thiếu chút nữa, tôi nhớ cả. Những lời vàng ngọc tôi xin lĩnh giáo. Trời quá yêu nên tôi mới được gặp bà.

ĐAN THIỀM – Tôi cũng may được gặp ông. Xin ông cố đi. Đức vua ngự tới.

(Trích Kiệt tác sân khấu thế giới – Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng. NXB Sân khấu, Hà Nội, 2006, tr. 35 – 39)

Tình huống được miêu tả trong trích đoạn kịch là gì? Phân tích giá trị của tình huống kịch đó.


4.6

43 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%