Câu hỏi:
13/07/2024 288Đọc lại phần tóm tắt bi kịch Hăm lét và văn bản Sống, hay không sống đó là vấn đề trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr, 126 - 130) và trả lời các câu hỏi:
Ba lớp kịch ở phần đầu đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề đã cung cấp được bằng chứng gì về một “thời đại đảo điên”?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
Bằng chứng được cung cấp về một “thời đại đảo điên” trong ba lớp kịch ở phần đầu đoạn trích Sống, hay không sống - đó là vấn đề là:
- Bạn bè không còn là chỗ tin cậy (bạn có thể trở thành những tên do thám như Rô-den-cran và Ghin-đơn-xtơn).
- Tình yêu không còn là thánh đường thuần khiết vì nó đã bị các mưu mô đen tối làm vấy bẩn (Ô-phê-li-a phải thực thi những điều mà vua và cha yêu cầu nhằm xác minh sự thực về chứng điên của Hãm-lét để có kế sách đối phó).
- Sự lừa dối, giả trá đã được mặc nhiên thừa nhận như là một cái gì mang tính tất yếu (Lời Pô-lô-ni-út: “Đời vẫn thường chê trách rằng ta khoác cái vẻ trầm mặc thành kính và bộ điệu chân tu nhiều khi cũng đường mật đánh lừa được cả ma quỷ. Điều đó đã được chứng tỏ quá nhiều rồi”).
- Vua – người đứng đầu bộ máy cai trị lại là người triển khai, thực hiện những âm mưu đen tối, bẩn thỉu nhất.
=> Những thực tế nêu trên đã được chính Hăm-lét, ở lớp kịch thứ tư, khái quát qua các cụm từ:“roi vọt và khinh khi của thời đại”,”sự áp bức của kẻ bạo ngược, hống hách của kẻ kiêu căng”, “những nỗi giày vò của tình yêu tuyệt vọng”, “sự trì chậm của công lí, hỗn xược của cường quyền”,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Câu 7:
về câu hỏi!