Câu hỏi:
13/07/2024 461Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện. Hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Thường thì chuyện nhờ có thơ, chuyện thêm đậm đà, thơ nhờ có chuyện, thơ thêm sâu sắc, tách riêng thơ đằng thơ, chuyện đằng chuyện sẽ mất mát rất nhiều:
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Hai câu này tách riêng ra vẫn hay, vẫn gợi lên một cảnh đẹp, tình tứ và nên thơ. Nhưng phải đặt nó đúng vào cái chỗ của nó trong Truyện Kiều lúc Kim – Kiều mới gặp nhau lần đầu, chưa nói được với nhau một lời nào nhưng mối tình giữa hai người thì đã mãnh liệt, mãnh liệt đến mức:
Chập chờn cơn tỉnh cơn mê
Y như trong câu ca dao ngày trước:
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó trao lời khó trao
Ta phải nhớ rõ lúc này là lúc hai người gặp nhau, yêu nhau, chưa nói được gì với nhau đã phải xa nhau mới thấy hết chiều sâu trong cái cảnh dưới dòng nước chảy, tơ liễu thướt tha.
(Hoài Thanh toàn tập, tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 484 – 485)
Tóm tắt luận điểm chính của đoạn trích.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
- Luận điểm chính: Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện, hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau giúp các tác phẩm hoàn hảo hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Câu 3:
Câu 4:
Đọc lại văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 122 – 124) và trả lời các câu hỏi:
Người kể chuyện trong văn bản là ai? Việc triển khai câu chuyện theo lời kế của nhân vật này có ý nghĩa gì?
Câu 5:
Đọc lại văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103 – 105) và trả lời các câu hỏi:
Chỉ ra những chi tiết tự sự trong văn bản cho phép người đọc hình dung được bối cảnh không gian, thời gian của sự việc xảy ra.
Câu 6:
Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi:
BÃO
Cơn bão nghiêng đêm
Cây gãy cành bay lá
Ta nắm tay em
Cùng qua đường cho khỏi ngã
Cơn bão tạnh lâu rồi
Hàng cây xanh thắm lại
Nhưng em đã xa xôi
Và cơn bão lòng ta thổi mãi.
1956
(Nhiều tác giả, Tinh bạn, tình yêu – Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, tr. 193)
Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?
Câu 7:
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 5
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Cánh diều có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 10
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 2
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 12
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Bộ 15 đề thi cuối kì 1 Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 6
về câu hỏi!